Mặc dù khoa học và công nghệ ngày nay đã phát triển vượt bậc, nhưng khi đối mặt với tự nhiên, con người vẫn chưa thể giải đáp hết tất cả những bí ẩn của nó. Con người cũng không phải là sinh vật duy nhất tồn tại trong tự nhiên, bởi vì bên cạnh con người còn tồn tại rất nhiều loài sinh vật kỳ lạ khác. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, ngay cả bên dưới lớp đất mà chúng ta đang đứng trên đây, rất có thể vẫn còn ẩn chứa những bí mật của hàng trăm triệu năm trước. Như các nhà khoa học từng nói: "Một hòn sỏi bên đường cũng có thể chứa đựng những bí mật chấn động".
Vào một buổi chiều tà, có một người nông dân ở Trung Quốc vác cuốc về nhà như thường lệ. Khi đi trên đường, lúc này có một tia nắng phản chiếu vào ngọn cỏ, ông phát hiện ra một viên đá lạ bên vệ đường và lập tức bị thu hút bởi dáng vẻ bên ngoài của nó. Ông dừng lại nhìn kỹ thì nhận ra đó là một viên đá nhưng nó lại có tóc trắng trên thân, điều này khiến ông vô cùng kinh ngạc.
Sống đến từng tuổi này, đã chứng kiến rất nhiều chuyện kỳ quái trên đời xảy ra, nhưng đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy một hòn đá có lông trắng mọc trên thân. Ông lão định bụng đây không phải là hòn đá bình thường, mà có thể là món quà "trời ban", thế nên, ông lập tức nhặt viên đá lên và mang nó về nhà.
Ông mời nhiều người thân và bạn bè đến nhà để xem xét về "lai lịch" của hòn đá. Nhưng rõ ràng hòn đá này đặc biệt đến nỗi không ai biết tại sao nó lại có lông trắng mọc trên thân như vậy. Sau đó, những người này đã đem câu chuyện về hòn đá kỳ lạ kể cho người thân và người xung quanh nghe. Một số người nghi ngờ rằng, rất có thể cái gọi là "tóc trắng" trên đá là do chính ông lão dán lên để thu hút sự tò mò của mọi người. Tin tức về viên đá nhanh chóng lan truyền khắp nơi khiến cho người dân kéo nhau tới nhà ông lão. Nhiều giả thuyết và câu chuyện được dựng lên nhưng tất cả đều bị bác bỏ.
Chính vì sự bí ẩn từ câu chuyện hòn đá kỳ lạ đã thêu dệt nên rất nhiều tin tức, gây hoang mang cho người dân sinh sống tại khu vực này. Để xoa dịu sự "náo loạn" trong làng, chính quyền đã cử một số chuyên gia đến địa phương để điều tra và nghiên cứu. Thật bất ngờ, điều đầu tiên mà các chuyên gia này đã làm sau khi nhìn thấy hòn đá phủ đầy "tóc trắng" chính là yêu cầu chính quyền phong tỏa toàn bộ ngôi làng.
Có rất nhiều người đã đặt giả thuyết cho nguồn gốc của hòn đá mọc tóc này. Ảnh: Sohu
Khi nghe tin phong tỏa, người trong thôn làng lập tức càng thêm hoảng loạn, thế nhưng họ vẫn thực hiện nghiêm ngặt và hợp tác để các chuyên gia làm việc. Sau một thời gian dài nghiên cứu, cuối cùng chuyên gia đưa ra kết luận về sự thật lớp "tóc trắng" mọc trên hòn đá không phải là lông, mà là một loài sinh vật có hình dáng bên ngoài giống như tóc bạc của người già.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia phát hiện ra rằng nhóm sinh vật có lông trắng này thuộc loại động vật không xương sống ở vùng biển cổ đại. Nó thường ký sinh và dính chặt vào bề mặt của vật thể nên không thể rửa trôi, cũng không thể cạo bỏ. Sở dĩ loài sinh vật này có bề ngoài giống như sợi "tóc trắng" của con người là vì khi trao đổi chất, chúng sẽ hình thành một loại đường ống mảnh và mềm để vận chuyển chất dinh dưỡng và bài tiết.
Trước đó, các chuyên gia đã từng tìm kiếm và nghiên cứu về chúng nhưng hầu như không tìm thấy, điều đó cũng đồng nghĩa với việc sinh vật này vô cùng hiếm và có thể đã tuyệt chủng. Có thể nói, việc ông lão phát hiện ra hòn đá có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp tục nghiên cứu các loài sinh vật cổ đại.
Không ngờ viên đá tóc bạc này thực chất là một sinh vật cổ đại. Ảnh: Sohu
Các chuyên gia yêu cầu lệnh phong tỏa ngôi làng vì biết chắc chắn rằng đây là một loài sinh vật hiếm có thể giúp họ nghiên cứu về thời đại hoặc tìm ra một loại sinh vật nào đó mới, vô cùng quan trọng và có giá trị nghiên cứu cao. Họ lo sợ rằng, có thể dân làng sẽ vô tình làm hại loài sinh vật này trong lúc họ làm việc ngoài đồng hay đi trên đường. Đó là lý do họ phải phong tỏa ngôi làng để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Các chuyên gia cũng giải thích thêm, vì nơi mà cụ ông sinh sống chính là một ngôi làng ven biển, rất có thể loài sinh vật kỳ lạ này đã trôi dạt vào đất liền dưới sự tác động của sóng biển. Hơn nữa, bề mặt của hòn đá trên cạn thường nhẵn, là môi trường thích hợp để nhóm sinh vật này sống bám ký sinh.
Về phần cụ ông, sau khi nghe chuyên gia đưa ra kết luận thì nhẹ nhõm hơn vì ban đầu nghĩ rằng đây là một loại đá đã hóa "thành tinh". Khi biết được đây là hòn đá có giá trị nghiên cứu, ông lão đã nhanh chóng bàn giao lại viên đá cho nhà nước để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
Phương Uyên