Dinh dưỡng gấp 10 lần táo, những món ngon chế biến từ khoai tây tốt cho sức khỏe

Khi đề cập đến vitamin, chúng ta luôn nghĩ ngay đến việc bổ sung bằng trái cây. Trên thực tế, một số loại rau củ có hàm lượng vitamin cao hơn hẳn trái cây, chẳng hạn như khoai tây.
Khoai tây được mệnh danh là "táo dưới lòng đất" vì giá trị dinh dưỡng cao. Một củ khoai tây kích thước bình thường tương đương dinh dưỡng của 10 quả táo, 15 quả lê. Hơn nữa giá thành của khoai tây lại tương đối thấp, hầu hết mọi gia đình đều có thể mua được.

Giá trị dinh dưỡng của khoai tây rất cao, giàu vitamin A, vitamin C và khoáng chất, hàm lượng tinh bột chất lượng cao khoảng 16,5%, ngoài ra là rất nhiều hợp chất lignin. Khoai tây là loại thực phẩm ít năng lượng điển hình.
 
 Giá trị dinh dưỡng của khoai tây rất cao.
 
Giá trị dinh dưỡng của khoai tây rất cao.

Ngoài hàm lượng vitamin phong phú, khoai tây còn chứa một lượng lớn chất xơ rất có ích cho đường ruột, giúp cơ thể bài tiết chất độc, chuyển hóa kịp thời để ngăn ngừa táo bón và cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein mucin với tác dụng bảo vệ đặc biệt.

Khi ăn khoai tây bạn không cần phải quá lo lắng vì khoai tây cũng có tác dụng giảm cân, duy trì độ đàn hồi của mạch máu, giải phóng natri và kali. Khoai tây có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon như khoai tây chiên, khoai tây xào... hay kết hợp với nhiều nguyên liệu nấu ăn khác để thêm phần dinh dưỡng. 

Chế biến khoai tây cho bữa ăn thông thường

Dưới đây là những cách chế biến khoai tây cực đơn giản mà bạn có thể làm thay đổi cho mỗi bữa ăn để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cả nhà.

1. Thịt hầm khoai tây
 
Thịt hầm khoai tây
 
Thịt hầm khoai tây

Thành phần:
 
- Khoai tây, cà chua, thịt thăn

- Gia vị: Hành tây, gừng, nước tương, muối, đường, hạt tiêu đen, táo gai

Thực hành:

- Rửa sạch thịt, thái miếng vừa ăn

- Hành tây, cà chua rửa sạch cắt múi. Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn. Ngâm khoai tây trong nước để không bị thâm.

- Cho dầu vào nồi đun nóng rồi bỏ thịt vào xào. Lần lượt cho hành tây và cà chua vào đảo đều. Thêm đường, muối, hạt tiêu đen rồi đảo tiếp.

- Thêm một lượng nước nóng vừa phải vào nồi. Thả thêm ít gừng , nước tương, táo gai. Đun nhỏ lửa trong 45 phút.

- Cho khoai tây vào nồi đun trong 15 phút với lửa nhỏ là xong.

2. Cà ri gà
 
Cà ri gà.
 
 
Cà ri gà.

Thành phần:
 
- Thịt gà, khoai tây

- Gia vị: Hành lá, gừng, cà ri, rượu nấu ăn

Thực hành:

- Rửa sạch thịt gà, ngâm trong nước sạch để loại bỏ máu rồi thái miếng vừa ăn. Khoai tây gọt vỏ, thái miếng rồi ngâm nước tránh bị thâm.

- Đun nóng dầu để xào hành tây và gừng. Cho thịt gà đã để ráo nước vào xào tiếp. Cho bột cà ri với một lượng nước thích hợp vào.

- Nấu trong khoảng 20 phút với lửa nhỏ.

- Cho khoai tây vào nồi nấu thêm 15 phút nữa vẫn ở lửa nhỏ. Sau 15 phút mở nắp thấy nước hơi sệt và khoai tây chín là đã hoàn thành.

3. Khoai tây xào đậu
 
Khoai tây xào đậu
 
 
Khoai tây xào đậu.

Thành phần: Khoai tây, đậu
 
Thực hành:

- Đậu rửa sạch, nhặt phần xơ hai đầu và bẻ thành các đoạn ngắn vừa ăn. Khoai tây gọt vỏ thái sợi, ngâm trong nước tránh bị thâm.

- Đun dầu nóng rồi cho đậu và khoai tây vào xào cho đến khi săn lại thì thêm ít nước mắm. Đổ thêm 1 chút nước rồi đun nhỏ lửa thêm 1 lúc cho chín kĩ là được.

Chế biến khoai tây giúp phòng trị bệnh

Ngoài những công dụng dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể, khoai tây còn có công dụng trong việc phòng và trị một số loại bệnh khác nhau.

1. Hạ huyết áp: Nước ép khoai tây sống
 
 Nước ép khoai tây sống
 
 
 Nước ép khoai tây sống.

Khoai tây có chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin B và kali, rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp, hạ huyết áp và duy trì độ co giãn của mạch máu, điều này có lợi cho việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Cách làm: Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ và chế thành nước ép. Sau đó tùy theo khẩu vị có thể thêm sữa chua, đường, mật ong…

2. Chữa rối loạn tiêu hóa: Khoai tây xào
 
Khoai tây xào
 
 
Khoai tây xào.

Khoai tây xào chua cay được cho là một vị “thuốc” tốt để điều trị chứng chán ăn, lát khoai tây khẩu vị chua cay ăn ngon hơn, có thể làm tăng sự thèm ăn và thúc đẩy tiêu hóa.

Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, thái sợi rồi ngâm nước cho bớt thâm và khi xào sẽ giòn hơn. Ngâm thêm ít giấm để bảo vệ vitamin C có trong khoai tây và giúp thúc đẩy hấp thu chất chống oxy hóa trong khoai tây khi xào với dầu. Cho thêm ớt.
 

3. Nhuận tràng chống táo bón: Khoai tây thêm mật ong

Khoai tây thêm mật ong

Khoai tây thêm mật ong.

Mỗi 100 gram khoai tây có đến 6 gam chất xơ, được cho là thực phẩm hàng đầu trị táo bón.

Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ cho vào máy ép lấy nước. Đổ nước ép khoai tây vào nồi nấu lửa nhỏ đến khi nước sánh lại thì thêm mật ong vào trộn đều. Sau khi hoàn thành cho vào tủ lạnh uống mỗi ngày 1 lần, mỗi lần hai muỗng, uống khi đói. Lưu ý nên chọn mật hoa hòe, tính mát sẽ điều trị táo bón tốt hơn.

Khoai tây chính là "vua dinh dưỡng" trên bàn ăn. Ăn khoai tây thường xuyên còn mang lại hiệu quả phòng chống ung thư, làm đẹp da, chống lão hóa...

[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/06/14/15 HACKS NGON VỚI KHOAI TÂY_14062019161237.mp4[/presscloud]

15 cách chế biến khoai tây ngon - Video 5 phút mỗi ngày

Thanh (dịch và tổng hợp)