Muốn ăn hàu tăng cường sinh lý nhưng lại bị gút, nam giới phải làm sao?
14:11 27/02/2020
Nhiều người chọn ăn nhiều hàu để cải thiện chứng năng sinh lý nhưng lo sợ nguy cơ mắc bệnh gout. Vậy người bệnh gout có được ăn hàu không, những điều cấm kỵ cần nhớ khi ăn hàu là gì?
Hàu là món hải sản khoái khẩu của nhiều quý ông với tác dụng cải thiện sinh lý. Tuy nhiên, hàu còn mang tới nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Vậy, người bệnh gout có được ăn hàu không, lưu ý khi ăn hàu dành cho người bệnh.
Hàu được mệnh danh là món ăn của quý ông bởi rất giàu chất kẽm, một nguyên tố vi lượng quan trọng cho quá trình sản xuất tinh trùng và xuất tinh ở nam giới.
Hàu còn chứa hàm lượng protein đáng kể hỗ trợ quá trình tổng hợp, trao đổi chất ở tế bào, hỗ trợ chức năng miễn dịch cũng như tổng hợp hoóc môn, sửa chữa mô. Ước tính trong 170g thịt hàu chứa 28 mg kẽm, 9 mg sắt và 131 mg selenium. Ba khoáng chất này giúp kích hoạt các protein quan trọng thúc đẩy quá trình tổng hợp và trao đổi chất ở tế bào.
Đặc biệt, kẽm giúp cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch. Nếu theieus kẽm, sẽ gián tiếp dẫn tới sự suy giảm testosterone - nguyên nhân gây yếu sinh lý ở phái mạnh.
Hàu giàu vitamin không kém các loại trái cây với vitamin C và Vitamin B-12 có vai trò hỗ trợ chức năng thần kinh và chống ung thư. Đáng nói, dù rất bổ dưỡng như hàu ít chất béo nên người đang giảm cân có thể ăn mà không bị ảnh hưởng cân nặng.
Còn trong y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, được coi là một phương thuốc có tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, chữa mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý cho nam giới. Phụ nữ ăn hàu trị chứng mất ngủ, bốc hỏa, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền mãn kinh, thiếu sữa sau sinh, thiếu máu...
Theo TS.BS Từ Thành Trí Dũng - Trưởng đơn vị nam học, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, các loại hải sản nói chung và hàu nói riêng đều rất giàu đạm nên chắc chắn có ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh gout.
Ăn hàu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh gout, làm tái phát các cơn gout cấp tính khiến người bệnh đau đớn.
Với quý ông muốn ăn hàu để cải thiện chức năng sinh lý nhưng lại bị bệnh gout, vẫn không nên ăn hàu biển. Lời khuyên của bác sĩ là người bệnh nên sử dụng các sản phẩm chiết xuất lấy thành phần kẽm và taurine trong hàu biển. Bởi kẽm là thành phần chính trong hàu biển có tác dụng tổng hợp, cấu tạo lên testosterone ở nam giới. Khi sử dụng các sản phẩm chiết suất kẽm từ hàu biển, người bệnh sẽ hấp thu tối đa thành phần kẽm mà không hấp thụ giàu đạm như khi ăn hàu trực tiếp, như vậy không làm ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.
Dù là một món ăn cao cấp bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng hàu. Một số lưu ý khi ăn hàu cần ghi nhớ kẻo gây hại cho người bệnh.
Người bị khó tiêu hay bị đi ngoài tiêu chảy, tì vị yếu không ăn hàu. Người gặp vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm ruột không ăn hàu.
Không nên dùng nhiều mù tạt ăn với hàu vì thành phần của mù tạt là tinh dầu ép từ hạt của cây cải bẹ, có vị cay nồng, tính ôn có thể gây kích ứng niêm mạc mắt gây chảy nước mắt, nóng rát trong vòm họng và kích thích niêm mạc.
Không ăn quá nhiều hàu sống, chỉ ăn hàu sống khi đảm bảo vệ sinh bởi trong hàu chứa nhiều sinh vật trong bùn, cát, nước biển, nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng. Nhiều người có suy nghĩ ăn hàu sống sẽ bổ hơn hàu chín mà bất chấp nguy cơ nhiễm khuẩn. Theo PGS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Viện phó Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hàu rất bổ dưỡng nhưng không có cơ sở khoa học nào chứng minh ăn hàu sống bổ hơn hàu chín. PSG cũng khuyến cáo người dân chỉ ăn hàu sống khi chắc chúng an toàn.
Nếu ăn hàu sống nhiễm khuẩn, nguy cơ cao sẽ nhiễm khuẩn Norovirus gây bệnh viêm ruột, viêm dạ dày. Ngoài ra, ăn phải khuẩn Vibrio có trong hàu có thể gây bệnh tả như: sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da... Cách tốt nhất là hạn chế ăn hàu sống/tái, nấu chín đến khi hàu mở vỏ ra. Nếu hàu không mở vỏ thì nên bỏ đi.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/02/27/con-san-trong-hau-song_27022020094803.mp4[/presscloud]
Con sán ngoe nguẩy trong hàu sống
Hà Ly (t/h)