Bệnh gout trước đây thường gặp với các quý ông trên 50 tuổi. Tuy nhiên, bệnh lý này ngày nay trở nên phổ biến, có thể gặp ở những người trẻ.
Bệnh gout trước đây hay gọi là căn bệnh nhà giàu vì hay gặp ở những người có mức sống cao. Bệnh lý này thường thấy ở nam giới, với lứa tuổi trên 35 trở lên. Cùng với colchicine, thuốc allopurinol cũng là một trong những loại thuốc được dùng để điều trị bệnh gout.
Công dụng của Allopurinol
Thuốc Allopurinol được dùng cho cả đường uống, lẫn đường tiêm, có tác dụng làm giảm việc sản xuất acid uric (cả trong huyết thanh và trong nước tiểu), nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout. Chính tác dụng này mà Allopurinol còn ngăn ngừa hoặc làm giảm sự lắng đọng urat, do đó ngăn ngừa sự xảy ra hoặc tiến triển của cả viêm khớp trong bệnh gout và bệnh thận do urat.
Thuốc Allopurinol được dùng để điều trị bệnh gout
Đối với người bị bệnh gout mạn tính, Allopurinol có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm sự hình thành sạn urat (hạt tophi) và các thay đổi mạn tính ở khớp. Sử dụng thuốc sau vài tháng điều trị, nó sẽ làm giảm tần suất của các cơn gout cấp, làm giảm nồng độ urat trong nước tiểu, ngăn ngừa hoặc giảm sự hình thành của sỏi acid uric hoặc calci oxalat ở thận.
Cách dùng Allopurinol
Theo dược sĩ CKII.Bùi Văn Uy trên báo Sức khỏe & Đời sống, Allopurinol chỉ được dùng khi mức axít uric cao ở mức báo động. Cụ thể, khi mức axít uric trong 24 giờ trong nước tiểu ở nam là 800mg/L và ở nữ là 750mg/L và trong máu ở nam là 773mg/L và ở nữ là 595 mg/L.
Sau một đợt gout cấp đã khỏi, thường là khoảng trên 3 tháng, axít uric lại tăng cao dẫn tới đợt gút cấp mới. Khi đó Allopurrinol dùng dự phòng cơn gút cấp mới. Tuy nhiên, cần lưu ý, ngay sau khi đợt gout cấp, hoặc sau khi mới khỏi nhưng chưa được trên 3 tháng nếu dùng Allopurinol thì sẽ kéo dài đợt gút cấp, do đó vào thời điểm này không dùng Allopurinol…
Trường hợp gout cấp đã khỏi trên 3 tháng, nếu xét nghiệm thấy uric niệu hay uric máu cao thì dùng Allopurinol đưa mức axít uric về mức bình thường nhằm tránh phát sinh cơn gút cấp mới. Thông thường dùng kèm với Colchicin hoặc kháng viêm không steroid liều thấp cho đến khi uric niệu hay uric máu trở về mức bình thường. Sau đó tiếp tục dùng ít nhất 2 - 3 tháng nữa cho đến khi tan hết sỏi urat (tổng cộng 2 - 3 tháng).
Thuốc Allopurinol thường được dùng cho những người có 3 đợt gút cấp trong một năm.
Nếu dùng Allopurinol trong vòng 24 - 48 giờ thì urisc máu sẽ giảm đi và đạt mức giảm tối đa trong vòng 2 tuần. Khi ngưng dùng Allopurinol, khoảng 7 - 10 ngày uric máu sẽ trở về vị trí trước đó. Do đó, trong quá trình dùng thuốc, thầy thuốc thường xcho xét nghiệm uric máu để điều chỉnh liều, tiếp tục cho dùng hay cho ngừng dùng Allopurinol tùy theo các kết quả xét nghiệm đã có. Vì thế, việc dùng Allopurinol dự phòng sự bùng phát cơn gout cấp mới phải chọn đối tượng và chọn những thời điểm nhất định.
Lưu ý khi dùng Allopurinol trong điều trị bệnh gout
Liều dùng
Nếu dùng Allopurinol với liều cao sẽ gây nên phản ứng quá mẫn trầm trọng với biểu hiện sốt cao, hoại tử biểu bì gây nhiễm độc, viêm gan, suy thận có thể dẫn tới tử vong (khoảng 20%).
Bên cạnh đó, người bệnh khi uống Allopurinol phải dùng nhiều nước (đảm bảo một ngày bài tiết không dưới 2 lít nước tiểu, duy trì nước tiểu ở mức trung tính hay kiềm nhằm tránh uric kết tinh thành sỏi urat.
Đối với người chức năng thận suy giảm, dùng giảm liều tốt nhất là căn cứ vào độ lọc cầu thận để xác định liều. Ví dụ: khi độ lọc cầu thận > 100ml/phút thì dùng liều 300mg/ngày nhưng khi độ lọc cầu thận10 - 20ml/phút thì hai ngày mới dùng liều 100mg.
Ở những người có độ thanh thải creatinin dưới 50ml/phút thì dùng Allopurinol sẽ không có đáp ứng.
Dùng Allopurinol với liều khởi đầu thấp , mỗi ngày chỉ duy nhất 100mg, sau tăng dần cứ mỗi 3 - 4 tuần mỗi cấp tăng cho đến khi uric máu trở về mức bình thường. Thông thường tăng tới liều 200 - 300mg/ ngày là đủ nhưng cũng có trường hợp phải tăng tới liều rất cao 900mg/ngày. Khi đang dùng Allopurinol mà xuất hiện đợt cấp thì vẫn duy trì liều đồng thời dùng các thuốc điều trị đợt cấp như thông thường.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Allopurinol
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần chú ý, thuốc không có tác dụng giảm đau và chống viêm nên không dùng trong điều trị các đợt gout cấp và không được dùng trong tăng acid uric máu không có triệu chứng.
Nó chỉ được dùng trong các trường hợp như: Điều trị lâu tăng acid uric máu do viêm khớp gout mạn tính, bệnh sỏi thận do acid uric (kèm theo hoặc không kèm theo viêm khớp do gout)…
Bệnh nhân khi được chỉ định điều trị với Allopurinol, cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc và có nhiệm vụ theo dõi xem có bất thường nào của cơ thể xảy ra trong thời gian dùng thuốc không để thông báo cho bác sĩ biết.
Khi sử dụng loại thuốc này nên có những lưu ý nhất định
Khi có bất kỳ phản ứng nào ở da (như dát sần hoặc ngứa, ban xuất huyết) hoặc các dấu hiệu khác của sự mẫn cảm trầm trọng hơn gồm ban tróc vảy, hội chứng Stevens - Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc…, cần ngừng thuốc ngay lập tức và không được dùng lại Allopurinol ở những trường hợp mẫn cảm này.
Khi uống thuốc Allopurinol, tuyệt đối không được lái xe hay vận hành máy móc, bời thuốc này gây buồn ngủ, rất nguy hiểm cho người bệnh.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần tránh ăn quá nhiều đạm động vật, hạn chế rượu bia. Nên uống nhiều nước, dịch sẽ làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu, giúp bệnh nhanh khỏi hơn và duy trì cân nặng ổn định, vì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm nồng độ acid uric, đồng thời cũng giảm bớt áp lực lên các khớp.
Nguyên tắc ăn uống khi dùng thuốc trị gout
Với người bị bệnh gout, chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bệnh nhân nên xây dựng chế dộ ăn như sau:
Nên tập thói quen sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Kèm theo đó là hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.
Kiêng kỵ rượu bia, thuốc lá, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.
Kiểm soát chế độ cân nặng một cách hợp lý. Người thừa cân, béo phì không nên giảm quá nhanh mà phải từ từ, tằng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước,
Không nên ăn các thức ăn có vị chua như dưa chua, cà muối,,.. vì làm tăng axít máu.
Khi uống thuốc người bệnh nên tránh dùng rượu, bia
Tránh ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.
Không ăn chế phẩm có có cacao, chocolate.
Nên ăn các thực phẩm
Đảm bảo uống đù nước 2-2.5 lit/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.
Có thể sử dụng sữa, rau xanh, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai, …) với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút. Đồng thời, giảm lượng đạm trong khẩu phần thịt, cá. Đạm động vật, đậu đỗ chỉ nên dùng khoảng 150 g/ngày.
Bên cạnh đó, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Để cân bằng dinh dưỡng, bạn có thể áp dụng cách tính các thực phẩm tườn đương như sau:
Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây
Lượng đạm trong 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm. Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gout cấp tính:
Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50 kg. Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal. Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1.200 kcal. Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal. Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua - như cà muối). Thực đơn cho bệnh nhân gout mạn tính: như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1 g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100 g/ngày.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/10/Nguy hiểm bệnh Gout nhầm sang xương khớp - VTC_10032020102725.mp4[/presscloud]
Nguy hiểm bệnh Gout nhầm sang xương khớp - VTC
Minh Tú (t/h)