Điều trị Parkinson bằng thuốc Madopar cần chú ý điều gì?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh Parkinson, người ta thường dùng các phương pháp như thuốc, phẫu thuật, vật trị liệu, ... để giảm triệu chứng bệnh.
Bệnh Parkinson là một rối loạn cao cấp của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động, dấu hiệu đặc trưng của bệnh là run, cứng và khó đi lại, khó giữ thăng bằng và phối hợp. Những triệu chứng này thường bắt đầu dần dần và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, khiến người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đi lại và nói chuyện, cũng như có những thay đổi về tinh thần và hành vi, khó ngủ, trầm cảm, khó nhớ và mệt mỏi.
 
Điều trị Parkinson bằng thuốc Madopar cần chú ý điều gì?
Bệnh Parkinson thường gặp ở người cao tuổi
 
Trọng số các liệu pháp dùng để điều trị bệnh Parkinson, levodopa được coi là hiệu quả nhất, kết hợp với chất ức chế decarboxylase ngoại biên (Sinemet, madopar, Atamet).

Tại Việt Nam, dùng thuốc levodopa vẫn được coi là phương pháp điều trị như tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh Parkinson. Có nhiều thuốc chứa thành phần levodopa được giới y học sử dụng, trong đó có thể kể đến thuốc Madopar.

 

Thuốc Madopar và những thông tin cần biết

 

Madopar có thành phần Levodopa, Benserazide được bào chế dưới dạng viên nén, có 2 loại: Hộp 1 lọ 30 viên và hộp 1 lọ 100 viên.

Thuốc được chỉ định dùng điều trị tất cả dạng Parkinson.

Liều lượng và cách dùng

Liều khởi đầu: Bệnh nhân dùng 62,5 mg x 3 - 4 lần/ngày, sau đó tăng dần tùy theo đáp ứng cơ thể. Thường, hiệu quả đạt ở liều 500 - 1000 mg/ngày chia làm 3 hoặc nhiều liều.
 
Điều trị Parkinson bằng thuốc Madopar cần chú ý điều gì?
 
Trong liều duy trì; Bệnh nhân dùng 500 - 700 mg/ngày chia làm 3 hoặc nhiều lần.

Chống chỉ định

Thuốc Madopar chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, người rối loạn gan, tim, thận, tâm thần.

Những người dưới 25 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

Sự tương tác của thuốc

Nó làm tăng hiệu quả của cac thuốc kích thích giống giao cảm, bên cạnh đó tác dụng hiệp đồng
với các thuốc trị tăng HA.

Ðối kháng với thuốc an thần kinh.

Thuốc gây tác dụng phụ

Người bệnh có thể gặp chứng biếng ăn, buồn nôn, rối lọn tim mạch như: loạn nhịp tim, hạ HA thế đứng, mất ngủ, kích động hay trầm cảm.

Lưu ý đề phòng
 

Thuốc Madopar được khuyến cáo nên thận trọng khi cho các bệnh nhân có Glaucom, tiền sử bị nhồi máu cơ tim, suy mạch vành hay loạn nhịp tim, loét dạ dày hay nhuyễn xương, trầm cảm.

Ngừng thuốc 12 - 48 giờ trước khi phẫu thuật có gây mê.
 
Không dùng thuốc mê như như cyclopropane hay halothane trong phẫu thuật cấp cứu.
 
Bệnh nhân theo dõi công thức máu & chức năng gan & thận định kỳ, không ngưng thuốc đột ngột.

Những điều cần lưu ý khi dùng biệt dược chứa thành phần levodopa

 

Theo tư vấn của DS.CKII. Bùi Văn Uy trên báo Sức khỏe & Đời sống, thuốc levodopa là tiền chất của dopamine. Thành phần levodopa đi qua được hàng rào máu - não, khi vào não sẽ được chuyển thành dopamine, nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt chất này trong não. Levodopa là thuốc có hiệu quả nhất trong điều trị Parkinson.

Ưu điểm và nhược điểm của levodopa

 

Vì thiếu hụt dopamin ở não mà bị Parkinson nhưng không thể uống hay tiêm trực tiếp dopamin, vì dopamin không qua được hàng rào máu não. Vì thế nên người ta dùng tiền chất levodopa để đi qua hàng rào máu não, khi vào não mới khử carboxyl chuyển thành dopamin, bù cho sự thiếu hụt dopamin ở não. Nhờ cách này, levodopa tăng cường dopamin cho não, được xem là thuốc chữa nguyên nhân bệnh.
 
Thế nhưng, khi uống chỉ có 1% levodopa đi qua hàng rào máu não, khử carboxyl tạo ra dopamin ở não, sinh khả dụng (hiệu suất chữa bệnh) thấp, còn khoảng hơn 98% levodopa nằm ở ruột và vùng ngoại vi, cũng khử carboxyl để thành dopamin ở các nơi. Do đó mà tạo ra tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, táo bón, nước tiểu và các dịch cơ thể có màu vàng (trong hầu hết người dùng lúc đầu), ra mồ hôi, hạ huyết áp, loạn nhịp tim.
 
Vì levodopa tạo ra dopamin nên tự thân nó cũng có các tác dụng phụ về tâm - thần kinh, khiến người bệnh mất ngủ, lú lẫn, trầm cảm, loạn thần (dưới 1% người dùng); tăng enzyme gan, tăng động (triệu chứng tắt - bật), ngoại tháp (hiếm, chỉ khi quá liều).
 
 
Điều trị Parkinson bằng thuốc Madopar cần chú ý điều gì?
Người dùng levodopa nên lưu ý đến những chỉ định của bác sĩ
 
Dùng levodopa làm giảm các triệu chứng Parkinson, tuy nhiên, về lâu dài hiệu quả sẽ kém và cho đến khoảng 10 năm sau thì không còn hiệu quả nữa

Hiện nay, trên thị trường có nhiều biệt dược của levodopa như levodopa đơn, levodopa kết hợp với bensesarit hay kết hợp với carbidopa. Mỗi loại kết hợp này còn có dạng bào chế có tác dụng nhanh (hiệu suất cao, chóng hết), dạng bào chế tác dụng kéo dài (sinh khả dụng thấp hơn một chút nhưng đều, lâu hết).

Đối với levodopa (75%) + benserasid (25%) có hai biệt dược là Madopa cũ. Thuốc không có màng bao, sinh khả dụng đến 99% nhưng chóng hết.
 
Còn biệt dược madopar HBS mới, hoạt chất được bao bọc bởi một màng lưới phân tử, có khả năng hydrat hóa. Bệnh nhân khi uống, hoạt chất phân rã, nổi lên trên bề mặt dịch dạ dày, được màng này bao bọc nên khuyếch tán từ từ, liên tục. Dạng này sinh khả dụng tuy chỉ 82% nhưng có tác dụng kéo dài, dung nạp tốt hơn, dễ phối hợp với các thuốc khác như artan, không bị giảm độ hấp thu hay phối hợp với thuốc kháng acid, chỉ làm giảm mức hấp thu 32%.

Người mới bị bệnh, chỉ cần một liều vừa phải cũng có hiệu lực, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Tùy vào thể trạng, bệnh tình bệnh nhân, thầy thuốc sẽ có chỉ định cho dùng một biệt dược với liều thích hợp. Đồng thời với quá trình dùng, bệnh nhân cần đi thăm khám định kỳ theo hẹn. 
 
Trong khi giám định lại, nếu thấy tình trạng bệnh có thay đổi thì thầy thuốc có thể có thể đổi liều hay thay đổi biệt dược. Tốt nhất là đi khám trước khi dùng thuốc, tuân thủ chỉ định, lịch khám định kỳ.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/13/THVL - Sức khoẻ của bạn- Tìm hiểu về bệnh Parkinson (06-7-2016)_13032020122321.mp4[/presscloud]
Tìm hiểu về bệnh Parkinson - THVL
 
Minh Tú (t/h)