Thuốc Pylomed: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ cần biết

Thuốc Pylomed thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được bào chế dưới dạng kit đựng viên nang, viên nén bao phim.

Thông tin về thuốc Pylomed

 
Thuốc Pylomed được đóng gói  trong hộp 7 kit, gồm 2 viên nén bao phim Tinidazole, 2 viên nén bao phim Clarithromycin và 2 viên nang Lansoprazole.
 
Pylomed là thuốc gì, cách dùng như thế nào?
 
Thành phần trong thuốc chủ yếu là Lansoprazole 30mg; Tinidazol 500mg; Clarithromycin 250mg.

Công dụng

 

Pylomed dùng để điều trị viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn Hp gây nên.
 
Loét dạ dày tá tràng do tiết axit dạ dày dư thừa.
 
Viêm thực quản do trào ngược axit.

 

Chống chỉ định

 
Thuốc Pylomed không dùng cho các trường hợp sau:
 
Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
 
Chống chỉ định dùng kết hợp với các loại thuốc có chứa thành phần Terfenadin.

Bệnh nhân suy gan.
 
Phụ nữ có thai, bởi Clarithromycin có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, gây dị tật bẩm sinh.
 
Với phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chú ý:

Một số đối tượng có thể bị ảnh hưởng do hoạt động của thuốc. Người bệnh cần thông báo với bác sĩ về bệnh án, những loại thuốc đã từng sử dụng và tình trạng sức khỏe để  có liều dùng thích hợp nhất.

Hướng dẫn sử dụng và liều lượng

 
Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dung có trong thuốc, trước khi dùng. Bởi liều lượng sử dụng của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ đẻ biết liều dùng và tần suất sử dụng cụ thể.
 
Pylomed là thuốc gì, cách dùng như thế nào?
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những liều lượng và cách sử dụng phù hợp
 
Bệnh nhân lưu ý rằng, thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, để an toàn cho sức khỏe và việc chữa trị được hiệu quả, vẫn là nên có sự tham vấn của thầy thuốc.

Đối với người trưởng thành:

Nên dùng 250mg-500mg/ngày, chia lfm 2 lần/ngày.

Đối với trẻ em:

Dùng 7,5mg/kg thể trọng, mỗi ngày uống 2 lần.
 
Liều sử dụng tối đa là 500mg. Nên trao đổi với bác sĩ để có liều lượng phù hợp.
 

Tác dụng phụ

 

Quá trình sử dụng thuốc  Pylomed có thể gặp  một số tác dụng phụ như sau:
 
Rối loạn tiêu hóa, gan mật sau khi dùng
 
Gặp chứng hoa mắt, chóng mặt
 
Tiêu chảy, buồn nôn sau một thời gian sử dụng thuốc
 
Dị ứng với một số thành phần của thuốc, gây ngứa ngáy khó chịu.

Chú ý đề phòng:

Khi dùng thuốc, cần loại trừ ung thư dạ dày, tránh uống rượu.

Thông tin về thành phần Lansoprazole trong thuốc Pylomed

 

Lansoprazole là thuốc ức chế tiết acid mạnh do ức chế hoạt động men H+, K+ TPase trong tế bào thành của niêm mạc dạ dày, giữ một vai trò quan trọng như bơm proton. Nghiên cứu lâm sàng, lansoprazole đạt được tỷ lệ chữa lành nhanh và cao chống loét dạ dày và loét tá tràng. Bên cạnh đó, thuốc cũng được chứng minh có tác dụng điều trị viêm thực quản trào ngược và hội chứng Zollinger-Ellison.
 
Đối với loét dạ dày, thuốc tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các thuốc khác. Tỷ lệ liền sẹo có thể đạt 95% sau 8 tuần điểu trị.

Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ như :

Phát ban và ngứa thỉnh thoảng có thể xuất hiện. Trong trường hợp này, nên ngừng sử dụng thuốc lansoprazole.
 
Vấn để về gan. Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, nên ngừng sử dụng thuốc.
 
Người bệnh gặp chứng thiếu máu, giảm bạch cầu hoặc tăng bạch cầu ưa acid có thể xảy ra thường xuyên. Giảm tiểu cầu hiếm khi xuất hiện.
 
Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, khô miệng hoặc trướng bụng.
 
Nhức đầu, buồn ngủ có thể xảy ra không thường xuyên.
 
Một số tác dụng phụ khác đôi khi xảy ra như sốt, tăng cholesterol toàn phần, acid uric có thể xảy ra.

Thông tin về thành phần Tinidazole

 

Tinidazole là một dẫn xuất thay thế của hợp chất imidazole, có tác động kháng nguyên sinh động vật và kháng vi khuẩn kỵ khí.

Tinidazole được chỉ đinh dùng để dự phòng, nhằm:
 
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật do vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là những nhiễm khuẩn sau phẫu thuật đại tràng, tiêu hóa và phụ khoa.
 
Điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí như:
 
Nhiễm khuẩn trong phúc mạc như viêm phúc mạc, áp-xe.
 
Nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung,…
 
Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới., niêm phổi, viêm  mủ màng phổi, áp-xe phổi,…

Viêm loét cấp tính.
 
Tác dụng phụ có thể gặp như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, lưỡi có vị kim loại và đau bụng.
 
Các phản ứng quá  mẫn, đôi khi trầm trọng có thể xuất hiện  trong những trường hợp hiếm dưới dạng nổi ban da, ngứa ngáy, mề đay và phù mạch thần kinh.
 
Đi kèm với đố là rối loạn thần kinh như chóng mặt, mất điều hòa, bệnh thần kinh ngoại vi (dị cảm, rối loạn giác quan, giảm cảm giác) và hiếm khi có co giật.
 
Cũng tương tự những loại thuốc khác, Tinidazole có thể gây giảm bạch cầu thoáng qua.Một số tác dụng phụ hiếm được báo cáo khác là nhức đầu, mệt mỏi, rêu lưỡi và nước tiểu có màu sẩm.
 
Trên đây là những thông tin tham khảo, để nằm rõ hơn về thuốc, quý độc giả nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
  
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/26/Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng_26032020112229.mp4[/presscloud]
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng - Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội