Thuốc Sobelin Capsules: Thành phần, công dụng và liều dùng

Sobelin Capsules nằm trong nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu, được bào chế dưới dạng viên nang và đóng gói hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Sobelin Capsules 

 

Thành phần


Sobelin Capsules có thành phần Flunarizine hydrochloride, có hàm lượng 5mg.

Chỉ định

 

Thuốc Sobelin Capsules chữa bệnh gì và dùng như thế nào?
Thuốc Sobelin Capsules chứa thành phần Sobelin Capsules giúp điều trị đau nửa đầu
 
Thuốc được chỉ định dùng dự phòng và điều trị chứng đau nửa đầu.

Chữa bệnh rối loạn tiền đình, hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Người suy giảm tập tập trung, rối loạn trí nhớ, kích động và rối loạn giấc ngủ.

Chứng cơ cứng cơ khi đi bộ hay nằm,dị cảm, lạnh đầu chi.

Hướng dẫn sử dụng Sobelin Capsules

 

Với loại thuốc này, người mới bắt đầu dùng khoảng 10mg, ngày 1 lần vào buổi tối.
 
Thuốc Sobelin Capsules chữa bệnh gì và dùng như thế nào?
Với người lớn trên 65 tuổi, dùng 5mg ngày 1 lần.

Khi đã dùng liều duy trì, bệnh nhân có thể giảm 5mg/ngày.

Chống chỉ định

 
Không dùng cho những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Bệnh nhân từng có tiền sử trầm cảm.
 
Người từng mắc rối loạn vận động như triệu chứng ngoại tháp, Parkinson.

Bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn bêta.

 

Những tương tác thuốc thường gặp

 

Sobelin Capsules sẽ gây tương tác khi bệnh nhân uống rượu, dùng thuốc trị động kinh, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, an thần, thuốc uống tránh thai.

Những trường hợp như trên sẽ gây ra các tác dụng phụ như: Cảm thấy hoa mắt, mệt mỏi. Nếu dùng lâu dài sẽ bị trầm cảm.
 
Những bệnh nhân lớn tuổi, huyết áp thấp, suy thận không nên dùng. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai, người đang lái xe hay vận hành máy móc được khuyến cáo không nên sử dụng.

Thông tin cần lưu ý khi sử dụng thành phần Flunarizine

 

Chứng đau nửa đầu chiếm khoảng 10-12% dân số, gặp nhiều ở nữ, thường khởi đầu ở tuổi từ 10 - 40 và chiếm 90%. Thường, chứng đau nửa đầu ở nữ giới xuất hiện xung quanh thời kỳ kinh nguyệt, tần số cơn giảm trong thời gian có thai hoặc khi mãn kinh.
 
Đối với nam giới, cơn đau xuất hiện từ thời thanh hoặc thiếu niên, hiếm khi sau 40 tuổi và cơn đau hết hẳn ở lứa tuổi trên 50.

Trong số các loại thuốc trị bệnh đau nửa đầu, thuốc Flunarizine là thành phần nằm trong nhóm dự phòng cổ điển. Theo DS.CKII. Bùi Văn Uy chia sẻ trên báo Sức khỏe & đời sống, Flumarizin ngăn sự tích tụ Ca++ trong tế bào thần kinh. Nó được dùng để dự phòng đau nửa đầu có tiền triệu hya không tiền triệu và điều trị triệu chứng chóng mặt tiền đình do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình.
 
Ngoài ra, thuốc cũng được dùng trong điều trị các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não và suy giảm ôxy tế bào não như chóng mặt, nhức đầu, rối loạn kích thích, mất trí nhớ, kém tập trung và rối loạn giấc ngủ. Đối với bệnh nhân có tiền sử trầm cảm hay  đang có triệu chứng Parkinson, người rối loạn ngoại tháp khác, được khuyến cáo không nên dùng.
 
Bên cạnh đó, flunarizine thỉnh thoảng có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi nhưng chỉ thoáng qua.
Trường hợp hiếm gặp hơn, bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi tiến triển, sự lãnh đạm trì trệ cũng tăng.

Khi gặp trường hợp có sự suy kiệt, xuất hiện hội chứng Parkinson quá mức như vận động chậm, không linh hoạt, loạn vận động mặt- miệng hay rùng mình, người bệnh nên ngừng điều trị. Đợi đến khi cơ thể làm quen với thuốc sẽ trờ lại dùng liều thấp hơn Trong thời gian điều trị khoảng trên 3 tuần, hay dùng liều cao từ 20- 40mg/ngày, flunarizin có thể gây ra các rối loạn thần kinh, tương tự như các thuốc an thần kinh gây ra bao gồm các hội chứng chứng Parkinson.

Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên sử dụng quá liều điều trị, không chỉ gây buồn ngủ và suy nhược, nó còn gây nhịp tim nhanh, kích động.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân phải thường xuyên thăm khám theo đúng kỳ hạn. Khi bạn dùng thuốc trong điều trị duy trì mà không đạt hiệu quả điều trị thì ngưng điều trị.

Thuốc flunarizine nên dùng thận trọng cho người lái xe, vận hành máy móc. Đặc biệt, phụ nữ có thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/17/Chứng đau nửa đầu bên trái và cách điều trị không dùng thuốc - HANOITV_17032020115205.mp4[/presscloud]
Chứng đau nửa đầu bên trái và cách điều trị không dùng thuốc
 

Minh Tú (t/h)