Thuốc Theophylin 100mg thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, được bào chế dưới dạng viên nén. Đươc đóng thành hộp, gồm hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 15 viên và hộp 1 chai gồm 10 viên.
Thuốc Theophylin 100mg và những thông tin cần biết
Chỉ định
Thuốc Theophylin 100mg được chỉ định dùng để điều trị bệnh
hen phế quản khó thở kích phát.
Hen phế quản khó thở liên tục.
Các dạng co thắt của bệnh phế quản-phổi tắc nghẽn mãn tính.
Hướng dẫn sử dụng
Đối với liều cho người lớn
Dùng 10 mg/kg/ngày, dùng 1 lần trước khi đi ngủ hay dùng 2 lần vào sáng hoặc tối.
Đối với trẻ trên 3 tuổi
Dùng 10 mg/kg/ngày, trung bình 13 mg/kg/ngày, chia thành 2 lần sáng và tối.
Sau đó, nên tăng liều ần từng nấc từ 50-100 mg, tối đa 20 mg/kg/ngày.
Thuốc chống chỉ định với
Bệnh nhân mân cảm với thành phần theophylin.
Trẻ em dưới 3 tuổi.
Không dùng kết hợp với troleandomycine, erythromycin.
Theophylin tương tác với Cimetidine, phenobarbital, carbamazepine, phenytoin, rifampicin.
Tác dụng phụ ngoài ý muốn
Người dùng có triêu chứng buồn nôn, nôn
Đau vùng thượng vị
Nhức đầu
Kích thích
Mất ngủ
Tim đập nhanh
Chú ý
Người dùng thuốc nên đề phòng tới các bệnh suy tim, thiểu năng, béo phì, cường giáp, suy gan, có tiền sử động kinh, loét dạ dày tá tràng.
Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ.
Sử dụng thuốc cuối thai kỳ có khả năng làm tăng nhịp tim, tăng kích thích ở trẻ sơ sinh.
Ưu và nhược điểm khi dùng Theophyllin chữa hen phế quản
Theophyllin là một loại thuốc giãn phế quản, thuộc nhóm methylxanthin. Trước đây, thuốc thường được sử dụng dưới dạng phóng thích chậm trong điều trị các trường hợp hen phế quản nhẹ dai dẳng hoặc hỗ trợ điều trị các trường hợp hen vừa và nặng.
Thuốc theophyllin có tác dụng giãn phế quản tương đối yếu
Tuy nhiên, trong những năn gần đây, với sự có sẵn của nhiều loại thuốc mới, hầu hết các trường hợp hen phế quản đã có thể được kiểm soát tốt mà không cần dùng đến theophyllin. Thế nhưng, do giá rẻ và dễ kiếm, thuốc vẫn được sử dụng có mặt trong danh mục thuốc thiết yếu.
Về ưu điểm của Theophyllin
Đặc điểm của Theophyllin là ở dạng viên, dễ sử dụng và định liều hơn là thuốc xịt vì khó định liều cụ thể, phải dùng đúng kỹ thuật để tránh gây tác dụng phụ lên các cơ quan ở hầu họng.
Đồng thời, Theophyllin duy trì đủ nồng độ thuốc trong máu trong 12 giờ, có thể bảo vệ người bệnh trong suốt đêm… có tác dụng chống lại quá trình viêm mạn tính trong bệnh hen.
Nhược điểm
Tác dụng giãn phế quản của Theophyllin tương đối yếu, không mạnh bằng các thuốc cường beta 2 adrenergic. Do dó, theophyllin không được lựa chọn đầu tiên trong cắt cơn hen. Bên cạnh đó, tác dụng chống viêm của thuốc không biểu hiện rõ rệt trên lâm sàng.
Nó cũng có gây tương tác có hại với thuốc khác, kèm với các tác dụng phụ như: Giảm oxygen trong tuần hoàn não, sử dụng với liều cao có thể lên cơn co giật, làm tim đập nhanh, kích thích hô hấp, gây lợi tiểu, đau bụng, buồn nôn, chán ăn, nhức đầu, khó ngủ…
Đáng ngại hơn, do liều điều trị của theophyllin rất gần với liều gây độc nên việc điều trị thường phải đi kèm với theo dõi nồng độ của thuốc trong máu.
Làm sao để hạn chế tác dụng phụ khi dùng theophylin?
Để hạn chế những tác dụng phụ nêu trên, người bệnh loét dạ dày, tim mạch (đau thắt ngực, loạn nhịp, thương tổn cơ tim), người giảm oxygen máu nặng, người thiểu năng tuần hoàn não nên tránh hoặc dùng rất thận trọng theophylin. Kể cả những bệnh nhân mắc bệnh basedow, tăng huyết áp, tăng nhãn áp, đái tháo đường.
Không nên dùng theophylin cùng lúc với thuốc chống hen ephedrin, thuốc kháng sinh cyprofloxacin, erythromycin, thuốc propanolol (có trong thuốc chữa cảm cúm như decolgen). Những loại thuốc trên khi kết hợp với theophylin sẽlàm tăng tác dụng của nhau, gây độc như khi dùng quá liều.
Tuy theophylin làm giãn phế quản, cắt được cơn hen, nhưng không chữa khỏi bệnh. Do đó, không nên lạm dụng, gây quen thuốc, nhờn thuốc. Sau này muốn có kết quả như trước phải tăng liều, dẫn đến nguy cơ ngộ độc.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/20/Cách chung sống với bệnh hen phế quản - VTC_20032020155037.mp4[/presscloud]
Cách chung sống với bệnh hen phế quản - VTC
Minh Tú (t/h)