Các loại B1, B6. B12… dùng để bổ sung vitamin thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, mọi người chớ nên lạm dụng, kẻo gây nguy hiểm.
Vitamin B1
Công dụng:
Vitamin B1 có tên gọi khoa học là hoạt chất thiamin, thuộc vitamin nhóm B tan trong nước, đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể.
Trước hết, nó là một coenzym tham gia vào quá trình chuyển hóa carbonhydrat từ nguồn thực phẩm, thành năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó, nó tham gia vào chức năng hoạt động của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, cơ…
Cần lưu ý khi sử dụng vitamin B1
Trong dược phẩm, vitamin B1 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Phòng ngừa thiếu vitamin B, do chế độ duinh dưỡng không cung cấp đủ nhu cầu hay cơ thể kém hấp thu.
Dùng để điều trị bệnh beri-beri (tê phù, ở tình trạng nghiêm trọng gây ra do cơ thể thiếu hụt vitamin B1 trong một thời gian dài.
B1 có tác dụng điều trị các bệnh lý viêm đa dây thần kinh (viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh tọa…) do nghiện rượu.
Chỉ định liều dùng B1 an toàn cho mọi đối tượng
Dạng thuốc uống: Nên dùng từ 50 - 100mg hàng ngày trong 3 - 6 tháng.
Dạng thuốc tiêm, từ 50 - 100mg (IV) 3 - 4 lần mỗi ngày; và 5 - 200mg (IM) chia làm năm liều trong hai ngày.
Lưu ý khi sử dụng vitamin B1
Nhìn chung, vitamin B1 an toàn khi sử dụng, tuy nhiên vân gây ra các tác dụng phụ do dị ứng với các biểu hiện, ở các mức độ khác nhau:
Mức độ nhẹ, bạn sẽ gặp sung đau ở chô tiêm, buồn nôn, bồn chồn; ra mồ hôi…
Nặng thì gây phát ban ngứa, khó thở, tức ngực, sưng mặt, lưỡi, cổ, họng…
Nghiêm trọng hơn, có thể gây sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.
Gặp mức độ nặng và nghiêm trọng, nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời. Vì thế, cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng vitamin B1, nhất là ở dạng thuốc tiêm với những người mẫn cản với bất cứ thành phần nào của thuốc, cũng như người có các bệnh hen suyễn, eczema… và tránh sử dụng liều cao trong một thời gian dài.
Bên cạnh đó, vỉtamin B1 cũng không nên dùng cho:
Phụ nữ có thai hay đang cho con bú.
Những người bị suy gan, suy thận hay mấc bệnh đái tháo đường.
Vitamin B1 làm giãn mạch máu và chậm nhịp tim nên cần thận trọng cho người bị huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim…
Do đó, khi sử dụng vitamin B1, người bệnh nên thông báo rõ tình trạng cơ thể và tuân theo đúng liều lượng chỉ định của thầy thuốc, nhanh chóng thông báo cho thầy thuốc nếu có bất cứ triệu chứng nào xảy ra do dị ứng để có hướng xử lý kịp thời!
Vitamin B6
Tác dụng
Vitamin B6 hoạt động như một coenzyme, giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin.
Thành phần vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrate, tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và sự bài tiết của tuyến thượng thận.
Bên cạnh đó, vitamin B6 còn cần thiết cho phản ứng lên men, tạo glucose từ glycogen, góp phần duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định, giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì chức năng não khỏe mạnh.
Vitamin B6 tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên lạm dụng
Vitamin B6 được chỉ đinh dùng trong những bệnh xơ vữa động mạch, viêm dây thần kinh ngoại vi, suy nhược cơ thể, viêm dây thần kinh thị giác do rượu, viêm dây thần kinh thị giác do thuốc chống lao...
Cơ thể người nếu thiếu hụt vitamin B6 sẽ gây ra triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc.
Người nghiện rượu, xơ gan, suy tim, hội urê huyết thường dễ gặp nguy cơ thiếu hụt vitamin B6.
Lưu ý
Mặc dù có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng quá nhiều vitamin B6, gây ra độc tính.
Đối với người lớn, việc bổ sung vitamin B6 quá 100mg mỗi ngày sẽ dẫn đến nguy cơ tổn hại thần kinh.
Sử dụng liều cao, vitamin B6 còn có thể gây tê bàn chân, bàn tay hoặc thậm chí gây mất cảm giác.
Với phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, nên tránh dùng liều cao vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay trẻ sơ sinh.
Vitamin B12
Vitamin B12 là tên gọi chung của một nhóm hợp chất hóa học polypyrrole có chứa cobalt và có cấu trúc tương tự nhau như hydroxocobalamin, cyanocobalamin, methylcobalamin…
Nó có vai trò hết sức thiết yếu cho cơ thể.
Theo nghiên cứu của TS. Maria Carillio, vitamin B12 có tác dụng làm giảm mức độ homocystein, rất lợi cho tim mạch và ngăn nguy cơ sinh bệnh Alzheimer (lú lẫn tuổi già).
Bên cạnh đó, vitamin B12 được hấp thu trong thức ăn và thuốc. Sau khi ăn uống được hấp thụ ở ruột non (hồi tràng) nhờ gastromucoprotein của tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra.
Do đó, người bệnh viêm loét dạ dày không dùng được vitamin B12 dạng uống mà phải tiêm. Theo đó, mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc liều lượng.
Chống chỉ định dùng vitamin B12 trong cac trường hợp u ác tính, có tiền sử dị ứng với các cobalamin, người có cơ địa dị ứng (hen, eczema), người có bệnh trứng cá. Cũng không dùng vitamin B12 với metformin vì metformin làm giảm 19% lượng vitamin B12 trong máu.
Mặc dù vitamin B12 cho phép cơ thể đốt cháy nhiều calo, giảm chất béo dự trữ, hỗ trợ qá trình gim cân nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện như: ăn chay, tập luyện giảm cân hàng ngày. Nếu không sẽ gặp nhiều nguy hiểm như: ho dữ dội, thở khò khè, nhịp tim nhanh, hồi hộp, đau ngực.
Các phản ứng phụ thường gặp khi dùng vitamin B12 như buồn nôn, khó chịu trong dạ dày, đau khớp, nhức đầu, phù nề cơ thể.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/12/Vitamin B12 Deficiency Symptoms That Should Never Be Ignored_12032020143937.mp4[/presscloud]
Lưu ý khi dùng vitamin B12
Minh Tú (t/h)