Thường xuyên mất tập trung; nói trước quên sau, lẫn lộn; hay nói lắp, nói nhịu… chính là những biểu hiện của thiếu vitamin B12.
Trong cơ thể con người, vitamin B12 đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các chức năng: Tiêu hóa đúng cách, hấp thụ sắt, chuyển hóa chất béo và cacbonhydrate, sự tăng trưởng và hình thành thần kinh, hệ thống sinh sản khỏe mạnh ở người phụ nữ, bài tiết hormon tuyến thượng nhận, tuần hoàn máu, hình thành hồng cầu…
Mỗi ngày, cơ thể của chúng ta cần tiêu thụ đủ 2,4mg vitamin B12 có trong các loại thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa… để chống lại những bệnh về tim mạch, thần kinh. Và khi thiếu loại vitamin này, bạn sẽ gặp các rắc rối về sức khỏe.
Biểu hiện khi cơ thể thiếu vitamin B12
Thường xuyên mệt mỏi
Đây được coi là dấu hiệu cơ bản ban đầu khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12. Cơ thể sẽ không đủ số lượng các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đi khắp các cơ quan trong. Nếu không có đủ lượng oxy trong tế bào, tình trạng mệt mỏi, căng thằng sẽ thường xuyên xuất hiện.
Suy giảm trí nhớ
Dấu hiện này sẽ thường bị nhầm lẫn với căn bệnh mất trí nhớ thông thường. Bởi, khi thiếu hụt vitamin B12, bệnh nhân thường xuyên mất tập trung; nói trước quên sau, lẫn lộn; hay nói lắp, nói nhịu…
Đặc biệt khi kéo dài tình trạng này quá lâu, bạn cũng sẽ có nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh mất trí nhớ mãn tính.
Da nhợt nhạt
Đột nhiên phát hiện làn da trở nên nhợt nhạt hay đổi màu vàng, lý do có thể cơ thể đang thiếu vitamin B12. Với sự thiếu hụt này, các tế bào hồng cầu dễ bị phá vỡ, từ đó làm giải phóng các sắc tố bilirubin làm cho da bị đổi màu.
Da mặt nhợt nhạt là một trong những biểu hiện của thiếu vitamin B12
Ngoài ra, khi thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện khác như: Thở ngắn hoặc khó thở, tổn thương thần kinh và cảm giác đau “châm chích” ở bàn tay, lưỡi bị sưng, táo bón, giảm thị lực, xương yếu….
Hậu quả
Khi cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây ra một số triệu chứng, một số bệnh khiến chúng ta lầm tưởng chỉ là những căn bệnh thông thường. Và tìm kiếm cách chữa trị thay vì nghĩ đến việc bổ sung vitamin. Điều này sẽ gây ra hậu quả về lâu dài cho sức khỏe.
Mất trí nhớ: Là hậu quả nghiêm trọng nhất khi cơ thể phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt vitamin trong thời gian dài. Sự thiếu hụt này có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và gây mất trí nhớ.
Trầm cảm: Thiếu vitamin B12, cơ thể suy giảm khả năng sản xuất serotonin trong não, gây trầm cảm.
Bệnh tiểu đường: Ít ai để ý tới nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt vitamin B12.
Gây tê chân tay: Cơ thể suy giảm chất myelin – một lớp bảo vệ cho các dây thần kinh. Thiếu chất này, cơ thể dễ bị tổn thương, gây tê bàn tay hoặc bàn chân.
Nếu thiếu vitamin B12 trong thời gian dài, hệ thống thần kinh của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng lớn
Thực phẩm giàu vitamin B12
Bạn có thể lựa chọn bổ sung vitamin B12 bằng các loại sản phẩm chức năng. Hoặc bằng chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng. Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 như:
Ngao, hàu, trai
Gan gà, bò và lợn
Cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá hồi
Cua, tôm
Thịt bò
Trứng ngỗng, vịt, gà
Phô mai
Sữa
Sữa chua
Các thực phẩm giàu vitamin B12 cần sử dụng trong bữa ăn hàng ngày
Vitamin B12 thực sự cần thiết đối với sức khỏe thể chất và não bộ. Bởi vậy chúng ta cần chủ động bổ sung lượng vitamin được khuyến cáo giúp cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài ra, ở một số giai đoạn hoặc trường hợp bệnh nào đó, bạn cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết. Hãy theo dõi video dưới đây.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/05/22/Vitamin.mp4[/presscloud]
Như Quỳnh (theo Health)