Bà bầu bị viêm phế quản ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Phụ nữ mang thai sức đề kháng suy giảm, không thể chống chọi lại các tác nhân gây bệnh nên rất dễ bị viêm phế quản. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và thể trạng của người mẹ mà có ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi.

Bà bầu bị viêm phế quản có thể gây sảy thai
Không nhiều chị em biết rằng viêm phế quản có thể gây sảy thai. Nguyên nhân do tình trạng khó thở do bệnh khiến thai nhi không được cung cấp đầy đủ oxy, đe dọa sảy thai. Ước tính có 10% bà bầu bị viêm phế quản bị biến chứng sảy thai. Nguy cao sảy thai càng cao đối với những bà bầu trong tháng đầu thai kỳ.
Thai chậm phát triển
Mẹ bầu bị viêm phế quản có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Các cơn ho khó thở có thể gây đau vùng ngực và cảm giác mệt mỏi cho bà bầu. Tình trạng này kéo dài khiến chị em mệt mỏi, chán ăn gián tiếp dẫn đến việc sút cân, mẹ bầu suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, thai nhi chậm phát triển. Việc thiếu dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh hoặc thai chết lưu.
Nguy cơ sinh non
Nếu may mắn không sảy thai, bà bầu bị viêm phế quản có nguy cơ cao sinh non, thai nhi nhẹ cân (dưới 2,5kg) hoặc dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của bệnh và việc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng sinh non được cho là bà bầu bị viêm phế quản ho nhiều, các cơn ho kéo dài với tần suất mạnh và liên tục kích thích các cơn gò tử cung dẫn đến động thai, dọa sinh non. Sau khi chào đời trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng kém.
Mẹo chữa viêm phế quản cho bà bầu bằng các bài thuốc dân gian
Với phụ nữ mang thai việc sử dụng kháng sinh là tối kỵ bởi nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Vậy bà bầu bị viêm phế quản phải làm sao? Tìm hiểu mẹo chữa viêm phế quản cho bà bầu bằng một số bài thuốc y học cổ truyền.
Trứng gà nấu mật ong: Đun mật ong bằng lửa nhỏ, cho thêm một chút nước tới khi sôi thì đập 1 quả trứng gà vào nấu chín. Món này có tác dụng bổ phế, ăn mỗi ngày 1 lần.
Mật ong đường phèn hấp vừng đen: Vừng đen sao chín sấy khô, tán bột rồi trộn với nước cốt gừng cùng mật ong và đường phèn đã tán nhỏ. Hấp tới khi chín rồi cho vào lọ dùng dần. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 1 muỗng cà phê có tác dụng nhuận phế vị, bổ can thận.
Tỏi chưng mật ong: 1 củ tỏi bỏ vỏ, mật ong vừa đủ đem hấp hoặc chưng cách thủy khoảng 1 giờ. Mỗi ngày ăn 2 lần sau bữa ăn, ăn liên tục trong 1 tuần rồi nghỉ vài ngày lại ăn tiếp.

Nước ép ngó sen, gừng tươi, lê tươi, củ cải, mía tươi, đem trộn với mật ong rồi hấp cách thủy rồi uống nhiều lần trong ngày. Loại nước này có tác dụng dưỡng dịch, thanh nhiệt hóa đàm, đặc biệt tốt cho người viêm phế quản mạn tính thể đàm nhiệt.
Cháo quả lê ý dĩ: Nhân ý dĩ rửa sạch ngâm nước vớt ra để ráo; lấy 1 quả lê bỏ hạt cắt miếng nhỏ vừa ăn. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu cháo ngày ăn 2 lần, mỗi lần nửa bát con.
Cháo bách hợp hạnh nhân: Khoảng 100g gạp nếp và 30g mỗi loại bách hợp và hạnh nhân ngọt. Cho tất cả rửa sạch cho vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu cháo ăn.
Cháo phổi bò: mua phổi bò 150g về rửa sạch, gạo nếp 100g vo sạch rồi cho nước vừa đủ vào nấu cháo. Thêm vài lát gừng và gia vị ăn trong ngày rất tốt cho phổi.
Canh đậu phụ hạt sen: Hạt sen bỏ tâm rửa sạch, cùng đậu phụ thái miếng vừa ăn cho nước vừa đủ nấu chín ăn.
Gà hầm sa sâm: 1 con gà nhỏ làm sạch, bỏ nội tạng rồi nhồi thêm 30g sa sâm vào bụng. Đem đổ nước vừa đủ vào ninh nhừ, chớ để cạn nước. Ăn gà uống canh trong ngày.
Trứng gà nấu dấm: Rán 3 quả trứng gà bằng dầu vừng rồi cho 60g giấm đun sôi vào, ăn 2 lần sáng và tối.
Cháo vỏ quýt: Mua quýt về ăn giữ lại vỏ tươi đem rửa sạch, gạo ngon 50-100g vo sạch. Vỏ quýt cho vào nồi nấu kỹ, bỏ bã, sau đó cho gạo vào nấu với nước vỏ quýt thành cháo loãng. Ngày ăn 2 lần. Bài thuốc này thích hợp với người viêm phế quản mạn tính.
Canh phổi lợn lá chanh: Mua khoảng 200g phổi lợn về sơ chế sạch, thái miếng vừa ăn, lá chanh 15g. Cho 2 nguyên liệu vào nồi, đổ nước vừa đủ đun nhỏ lửa cho chín, nêm gia vị, ăn trong ngày.