Thời tiết mùa đông hanh khô, ẩm ướt không chỉ làm cho sinh hoạt của mọi người gặp khó khăn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Một trong những bệnh dễ mắc trong những ngày này chính là cảm cúm.
Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết chúng ta đều gặp phải. Theo các nghiên cứu, hằng năm có đến 90% chúng ta bị cảm cúm.
Nguyên nhân gây cảm cúm
Không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virus cúm sẽ rất thuận lợi nên dễ mắc cảm cúm. Vi khuẩn, virus có trong nước mũi và nước bọt có khả năng lây lan qua đường hô hấp. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất là người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai, những người có sức
miễn dịch kém cũng rất dễ bị cảm cúm. Cảm cúm gây mệt mỏi, uể oải, giảm hiệu quả công việc, học tập...
Triệu chứng cảm cúm
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cúm mùa là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng đặc trưng là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.
Biện pháp đề phòng cảm cúm, bảo vệ cơ thể
Giữ ấm cơ thể
Điều đầu tiên cần làm khi mùa đông đến chính là cố gắng giữ cho cơ thể không bị lạnh, trước khi đi ra ngoài bạn nhớ mặc thật ấm và mang theo găng tay, mũ len,… để ngăn cản không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Cơ thể bị nhiễm lạnh chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh cảm cúm.
Uống nhiều nước
Nếu muốn phòng chống dịch cúm hiệu quả, trước hết bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Nước sẽ giúp cho quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, cho phép các tế bào bạch cầu chiến đấu với vi-rút hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần nhớ là nếu như trong gia đình đã có người mắc bệnh cúm thì tuyệt đối không để các thành viên khác sử dụng chung cốc uống nước với người bệnh.
Giảm đường
Khi dịch cúm mùa đang xảy ra, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn, nước uống chứa nhiều đường. Đồ ngọt sẽ làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu.
Bổ sung vitamin C
Sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin C là một trong những biện pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả. Theo các nghiên cứu, vitamin C có tác dụng quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, giúp da khỏe mạnh, nâng cao khả năng miễn dịch cho toàn cơ thể.
Để bổ sung
vitamin C, bạn hãy tăng cường sử dụng các loại rau củ quả như: cam, bưởi, cà chua, bắp cải, bông cải xanh, cải bó xôi… Một số loại thực phẩm như bí ngô, khoai lang, cà rốt rất giàu beta caroten, sẽ giúp tăng cường miễn dịch, cản trở sự xâm nhập của vi khuẩn và mầm bệnh hiệu quả.
Thường xuyên rửa tay
Vì hầu hết vi rút cúm đều xâm nhập vào cơ thể người qua ngón tay, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, cho nên việc rửa tay thường xuyên sẽ rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh. Bạn cần rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm thức ăn. Nếu có tiếp xúc với nguồn bệnh thì cần rửa tay ngay sau đó, chậm nhất là 20 giây. Bên cạnh việc sử dụng các loại nước rửa tay diệt khuẩn, hoặc rửa tay với nước và xà phòng vẫn luôn được các chuyên gia đánh giá cao.
Tăng cường hoạt động thể chất
Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp phát triển cơ bắp hay chiều cao mà còn giúp bạn làm tăng khả năng chiến đấu tự nhiên của cơ thể với các loại nhiễm trùng. Do vậy, thay vì tự nhốt mình trong phòng, bạn hãy ra ngoài thường xuyên để được hít thở khí trời và luyện tập vài động tác, các bài tập thể dục như chạy bộ, chơi cầu lông… Tuy nhiên, vì thời tiết mùa này đang lạnh nên bạn cần giữ ấm cơ thể thật tốt và không quên đeo khẩu trang để ngăn ngừa nguy cơ bị lây bệnh cúm.
Ăn nhiều rau
Một nghiên cứu của Viện Babraham ở Cambridge (Anh) cho thấy ăn nhiều loại rau lá xanh có thể tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Các loại rau cải - từ cải thìa tới bông cải xanh (súp lơ xanh) đều là các thực phẩm chứa chất giúp các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả, chống lại sự nhiễm trùng cho cơ thể. Rau cải luộc, hoặc xào, thêm chút gừng và nước tương sẽ là món ăn tuyệt vời chống cảm cúm.
Bổ sung vitamin D
Viên vitamin C thường được cho là có khả năng chống lại cảm lạnh, nhưng theo các nhà khoa học Australian thì uống vitamin không làm giảm nguy cơ nhiễm cảm, cũng không giúp gì đáng kể trong việc giảm các triệu chứng cảm lạnh. "Nghiên cứu mới nhất cho thấy chúng ta đã có đủ vitamin C trong chế độ ăn. Vì vậy, trừ khi chế độ ăn của bạn rất nghèo nàn thì cần bổ sung thôi. Nếu cần phải bổ sung vitamin nào đó vào mùa đông này, thì hãy dùng vitamin D. Chúng ta cần vitamin D để tăng cường hệ thống miễn dịch", giáo sư Eccles nói.
Ngủ nhiều hơn
Một giấc ngủ ngon, sâu có thể giúp bạn chống lại cảm lạnh. Một thí nghiệm của các nhà nghiên cứu ở Đại học Carnegie Mellon ¬(Mỹ) cho thấy khi bạn ngủ nhiều hơn thì khả năng cơ thể bạn tránh được các bệnh về hô hấp. Những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm gần như bị cúm nhiều hơn 3 lần so với những người ngủ đủ và sâu trong 8 giờ hoặc hơn. Hãy cố gắng tắt TV trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ để giấc ngủ đến nhanh và chất lượng hơn.
Bổ sung probiotic
Sử dụng hằng ngày những vi khuẩn có lợi sẽ giúp giảm cảm lạnh. "Probiotics cũng có thể giảm khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp 20% ở trẻ em và người già", bác sĩ Sarah Brewer (Anh) cho biết.
Ăn sáng đầy đủ
Những người ăn sáng đầy đủ, với ngũ cốc, ít cảm lạnh hơn so với những ai bỏ bữa, theo một nghiên cứu ở Đại học Cardiff (Anh). Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả này có được là bởi ngũ cốc nguyên hạt cung cấp lượng dinh dưỡng với các chất quan trọng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, như vitamin B, sắt và kẽm. Hãy thử bắt đầu một ngày của bạn với một bát cháo đặc và ít hoa quả.
Bên cạnh các bí quyết trên, bạn nên
Thường xuyên vệ sinh chỗ ở, chăn gối thường xuyên vì đó chính là các tác nhân gây ra bệnh nhiều nhất. Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với một lượng lớn vi khuẩn từ những vật dụng xung quanh, chính vì thế việc dọn vệ sinh chỗ ở sạch sẽ là việc vô cùng vần thiết. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh cảm cúm.
Bệnh cảm cúm là bệnh rất dễ lây khi tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt với những bạn có sức đề kháng yếu thì việc làm này cần chú ý nhiều hơn. Không nên ở mãi trong nhà. Dù
thời tiết lạnh nhưng việc ở mãi trong nhà sẽ khiến sức đề kháng của bạn giảm đi nhiều so với việc bạn thỉnh thoảng đi ra ngoài. Không chỉ thế, đi ra ngoài còn giúp bạn giảm bớt căng thẳng và đầu óc thư thái, dễ chịu hơn rất nhiều.
Uống trà ấm, súc miệng buổi sáng và rửa mũi bằng nước muối, không ăn đồ lạnh là một trong những hành động bảo vệ họng của bạn khỏi vi khuẩn gây bệnh. Bệnh cảm cúm thường xuất phát từ việc bị viêm họng. Vậy nên, trước tiên hãy giữ họng của bạn khỏe mạnh, có như thế cơ thể mới không dễ bị bệnh.
Nguyễn Dung (t/h)