Những món cháo cực kỳ tốt cho người bệnh cao huyết áp, nên ăn đều đặn hàng tuần

Người bị cao huyết áp nên chú ý chọn cho mình những món ăn thích hợp để có thể vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng vừa đảm bảo huyết áp được bình ổn.
Huyết áp cao là bệnh lý phổ biến trong nhiều năm qua. Đối với người bệnh bị cao huyết áp, ngoài việc sử dụng thuốc hạ áp thì cần phải kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để giúp kiểm soát tốt chỉ số huyết áp và có một sức khỏe ổn định. Dưới đây là một số món cháo mà người bệnh nên thường xuyên ăn để đảm bảo sức khỏe.
 

Cháo gạo lứt, rau cần, cải bó xôi

 

Món cháo chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả
 
Gạo lứt là thực phẩm trong phương pháp thực dưỡng nổi tiếng, giúp cơ thể cân bằng, thanh lọc, loại bỏ bệnh tật. Kết hợp với rau cần tây và cải bó xôi là 2 loại rau giúp ổn định huyết áp. Vậy nên món ăn này rất thích hợp cho người huyết áp cao.
 
Gạo lứt 80g, rau cần tây 100g, cải bó xôi 100g. Gạo lứt vo sạch; rau cần tây, cải bó xôi rửa sạch, cắt khúc ngắn. Nấu gạo thành cháo rồi cho 2 thứ rau vào, nấu sôi 5 phút là được. Ăn nóng lúc đói bụng. Món cháo thích hợp cho người tăng huyết áp thể can thận âm hư, kèm táo bón, tiểu khó.
 

Cháo mộc nhĩ đen và táo tàu

 
Theo Đông y, mộc nhĩ, táo tàu tính ôn vị ngọt của táo có tác dụng bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần, có hiệu quả điều trị với người tỳ vị suy nhược, ăn ít, phân loãng, mệt mỏi, khí huyết không đủ, tim đập nhanh; táo có thể làm hài hoà các vị thuốc, làm giảm nhẹ tính kích thích và tính độc của một số thuốc, giúp bổ huyết, thông huyết, bổ thận, tăng cường sức khỏe.
 
Mộc nhĩ đen ngâm nước cho nở ra, xé thành miếng nhỏ, táo tàu rửa sạch bằng nước sôi, lọc bỏ hạt, trộn với đường, ngâm 20 phút. Cho mộc nhĩ đen và gạo tẻ vào cùng để nấu thành cháo. Sau đó cho táo tàu và đường đỏ vào nấu tiếp 10 phút, ăn bữa sáng và bữa tối.
 
 

Cháo sa sâm, sắn dây tươi

 
Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt mát, tính bình để chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch.
 
Sắn dây tươi 50g, sa sâm 20g, mạch đông 20g, gạo tẻ 60g. Rửa sạch sắn dây tươi, thái thành lát mỏng, cho nước vào xay cùng với sa sâm và mạch đông, gạn lấy bột, phơi khô. Cho bột này vào cháo gạo để ăn trong một ngày. Có thể làm một lượng lớn loại bột trên để ăn dần.
 

Cháo bột ngô xa tiền tử

 

Món cháo chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả
 
Theo Đông y, bắp ngô có vị ngọt tính bình có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, đái tháo đường, huyết áp cao.
 
Bột ngô lượng vừa đủ, xa tiền tử 15g, gạo tẻ 60g. Xa tiền tử gói lại, đem nấu lấy nước, bỏ bã, có thể cho thêm lượng nước vừa phải vào nấu cháo với gạo tẻ. Bột ngô ngâm nước lạnh cho nở ra rồi cho vào cháo nấu chín nhừ để ăn hằng ngày.
 

Cháo quyết minh tử (hạt muồng)

 
Theo y học cổ truyền, thảo quyết minh (hạt muồng đã sơ chế) có vị ngọt đắng, mặn, tính hơi hàn, có tác dụng an thần, hạ huyết áp, mát gan, giáng hỏa, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện…
 
Quyết minh tử đem sao cho đến khi hơi bốc mùi thơm, để nguội rồi nấu với hoa cúc bạch lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ vào nước đó nấu thành cháo, khi cháo chín cho đường phèn vào, nấu sôi lại là được. Ăn mỗi ngày một lần, mỗi liệu trình kéo dài 5-7 ngày. Những bệnh nhân đang bị tiêu chảy tạm thời không nên dùng cháo này

Cháo cà rốt

 
cà rốt  cực tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, nhất là những người có biểu hiện đau đầu, chóng mặt.
 
Cà rốt 100g, gạo tẻ 100g. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Gạo vo sạch, cho 2 thứ vào nồi nấu với 1lít nước, hầm cháo nhừ. Ăn nóng vào lúc đói bụng. Món cháo này thích hợp với người tăng huyết áp thể đàm thấp thịnh.
 

Cháo rau má

 

Món cháo chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả
 
Theo Đông Y, rau má giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, dưỡng ẩm, thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng. Đối với bệnh cao huyết áp nói riêng, các hoạt chất có trong rau má có thể giúp cải thiện hệ tuần hoàn tĩnh mạch, mao mạch và bảo vệ thành mạch, tăng cường độ đàn hồi cho mạch máu, giảm mỡ máu.
 
Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g. Rau má rửa sạch cắt nhỏ, gạo, đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Cho tiếp rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng lúc đói bụng với ít muối hoặc đường. Món này thích hợp với người tăng huyết áp thể can dương thịnh.
 

Cháo trai, lá dâu

 

Theo tài liệu y học thì thịt của trai giàu dinh dưỡng, phối pho và một số vitamin B1, B2, C… đặc biệt rất nhiều kẽm. Thịt của trai phối hợp với một số vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh viêm gan vàng da, trẻ em ra mồ hôi trộm…. nhất là hiệu quả trong việc chữa bệnh cao huyết áp.
 
Lá dâu 20g, trai 3-5 con, gạo tẻ 50g. Lá dâu rửa sạch, thái chỉ; gạo vo sạch, trai lấy thịt rửa sạch cát. Ba thứ nấu với lượng nước thích hợp thành cháo. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Bài thuốc này có ích cho người cao tuổi bị tăng huyết áp.
 

Cháo chuối tiêu

 
Chuối tiêu là vị thuốc hạ huyết áp tốt và không có tác dụng phụ nào. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những thức ăn chứa nhiều kali và ít natri có khả năng làm hạ huyết áp cao, đề phòng đột quỵ. 
 
Chuối tiêu 3 trái, đường phèn 100g, gạo nếp 100g, nước sạch 1 lít. Chuối tiêu bỏ vỏ, xắt miếng nhỏ. Gạo nếp vo sạch. Cho gạo nếp và chuối tiêu vào nồi, đun cùng lượng nước sạch thích hợp thành cháo, cho đường phèn vào đun tiếp cho tan. Dùng ăn vào lúc đói bụng, trong ngày. Chủ trị bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh trĩ ra máu, đái tháo đường.
 

Cháo hoa cúc

 

Món cháo chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả
 
Cháo hoa cúc trắng thanh mát, thơm ngon có tác dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, rất tốt đối với người đau mắt đỏ, nhìn mờ, cao huyết áp...
 
15 g hoa cúc, 100 g gạo tẻ, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun to lửa, khi sôi chuyển sang nhỏ lửa để ninh nhừ. Tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu chóng mặt, tăng huyết áp.
 

Cháo tỏi giúp điều hòa huyết áp

 
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Karin Ried từ Đại học Adelaide, Australia cho thấy hệ mạch của những người ăn tỏi giảm được áp lực máu. Tác dụng của củ tỏi được ghi nhận không kém gì những loại thuốc đang được dùng điều trị căn  này. Vì vậy món cháo tỏi này rất tốt và chúng giúp điều hòa huyết áp tốt hơn cho người bệnh.
 
Tỏi 40 gram, gạo tẻ khoảng 100 gram. Lấy tỏi bóc vỏ, chần qua nước sôi trong khoảng 1 phút rồi lấy ra. Gạo tẻ đem vo sạch, cho nước chần tỏi vào nấu thành cháo. Khi cháo gần chín tới thì cho tỏi đã chần ở trên vào và nấu đến khi chín mềm, dùng trong ngày.
 
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng lớn quyết định đến huyết áp cao hoặc thấp trong cơ thể. Cách tốt nhất để giữ huyết áp luôn ổn định là xây dựng một chế độ ăn uống  hàng ngày lành mạnh. Trong khẩu phần ăn uống, cần biết cách lựa chọn thựcphaamrt dinh dưỡn để luôn đảm bảo được sức khoẻ cũng như giữ huyết áp ổn định

 
Nguyễn Dung (t/h)