Điều trị viêm đường hô hấp từ những thảo dược quanh nhà bếp

Ngoài biện pháp dùng tân dược, chúng ta có thể vận dụng các loại cây trái thiên nhiên trong vườn nhà để điều trị viêm đường hô hấp, vừa đem kết quả lại hạn chế được tác dụng phụ do thuốc
Viêm đường hô hấp là bệnh lý đường hô hấp thường gặp và dễ gây biến chứng nguy hiểm. Theo đó phương pháp điều trị y học cổ truyền và hiện đại luôn được giới chuyên gia quan tâm vì đem lại hiểu quả và không có tác dụng phụ
 

Bài thuốc trị viêm đường hô hấp từ thảo dược quanh nhà

 
Đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, đây được xem là căn bệnh tổng hợp của nhiều loại bệnh do bị cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản… với những triệu chứng nhận biết như sốt cao, chảy nước mũi, hắt hơi sổ mũi, đau rát họng, khàn tiếng, ho, đau mỏi toàn thân… Trong y học cổ truyền, nhóm bệnh này thuộc phạm vị các chứng như khái thấu, hầu tý, cảm mạo, nhũ nga,… do các nguyên nhân chủ yếu như phong nhiệt, phong hàn gây nên.

 

Mã thầy và đường phèn

 

Thao-duoc-dieu-tri-viem-duong-ho-hap
 
Mã thầy hay còn có thể gọi là củ năn, tủy vu, bột tề, ô từ, ô vu, hắc sơn lăng, hồng từ cô, địa lật.  Loại củ này có chứa puchiin, có tính kháng khuẩn nên được các bác sĩ đông y sử dụng như một loại thuốc làm ức chế một số loại vi khuẩn như là tụ cầu vàng, trực khuẩn coli….Theo các tài liệu đông y, mã thầy có vị ngọt và tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu tích, hóa đờm. Vì thế mã thầy thường được dùng khi bị sốt cao mất nước, tiểu ra máu do huyết nhiệt, vàng da, đại tiện ra máu,bệnh trĩ, sỏi đường tiết niệu, viêm phế quản, đau mắt đỏ, viêm họng…
 
Để sử dụng mã thầy, bạn chỉ cần lấy 500 g loại củ này và đường phèn 250 g. Sau đó, đem mã thầy rửa sạch, loại bỏ lớp vỏ ngoài, thái thành miếng rồi ép lấy nước. Lọc nước ép mã thầy qua vải sạch rồi hòa với đường phèn uống vài lần trong ngày sẽ giúp thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đờm, chữa viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên như viêm amiđan, viêm họng, viêm phế quản… hiệu quả.
 

Cây sò huyết và đường phèn

 

Thao-duoc-dieu-tri-viem-duong-ho-hap

Cây sò huyết còn có tên gọi là lẻ bạn hay bạng hoa có hoa có màu trắng vàng. Cây sò huyết có vị ngọt, nhạt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, đàm trừ ho, lương huyết (làm mát máu) giải độc, dùng chữa viêm khí quản cấp và mãn tính. Khi sử dụng cây sò huyết, bạn có thể lấy 1 nắm lá tươi hoặc cụm hoa rửa sạch, cắt nhỏ, sắc uống. Sau đó, nên cho thêm một ít đường phèn hoặc vài lát gừng, vỏ quýt vào sẽ giúp phòng cảm lạnh, đi đại tiện lỏng hoặc phòng các bệnh viêm đường hô hấp trên rất hiệu quả.
 

Húng chanh và đường phèn

 

Thao-duoc-dieu-tri-viem-duong-ho-hap
 
Húng chanh còn được gọi với tên là tần lá dày có thành phần chủ yếu là cavaron – một loại tinh dầu quý để chữa bệnh. Theo các bác sĩ đông y, tần lá dày có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng lợi phế, trừ ho, tiêu đờm, giải cảm, tiêu độc. Chính bởi điều này, húng chanh được dùng để chữa những triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như cảm cúm, ho hen, viêm họng, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi.
 
Để sử dụng, bạn có thể lấy 15-20g lá tươi của húng chanh giã với muối để vắt nước cốt uống. Hoặc bạn có thể đem húng chanh sôi kỹ với đường phèn hoặc hấp cơm đường phèn uống 2-3 lần/ngày. Với những trường hợp bị cảm lạnh do bị viêm đường hô hấp trên, bạn có thể sử dụng thêm húng chanh, gừng tươi, tía tô, vỏ quýt để sắc uống hàng ngày cũng có hiệu quả rõ rệt.
 

Rẻ quạt và đường phèn

 

Thao-duoc-dieu-tri-viem-duong-ho-hap
 
Là loại cây thường có trong vườn nhà mỗi người và được gọi với cái tên khác là xạ can. Đây là 1 loại thuốc quý giúp điều trị các trường hợp viêm nhiễm vùng hầu họng, tiêu đờm, khản tiếng, có thể dùng tươi hoặc khô. Với loại cây này, cả thân, rễ, lá đều có tác dụng tốt để làm thuốc. Để chữa các chứng viêm đường hô hấp trên, bạn có thể sử dụng rẻ quạt tươi hoặc khô để nấu sôi kỹ với nước và đường phèn uống. Nên đung nước uống bởi khi sử dụng trực tiếp rẻ quạt sống, chúng thường gây nóng rát.
 

Trị ho bằng lá hẹ và đường phèn

 

Thao-duoc-dieu-tri-viem-duong-ho-hap

 

Trong Đông y, lá hẹ là vị thuốc có tình ấm, hơi hăng cay, có vị hơi chua và không chứa độc tố có tác dụng chữa trị các bệnh hô hấp như ho, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… và bệnh đường ruột rất tốt. Ngày nay, y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, lá hẹ có chứa nhiều loại kháng sinh mạnh như allcin, sulfit, odorin tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hô hấp, đường ruột, tiêu chảy, đầy bụng, ợ hơi,… cho cơ thể. Lá hẹ còn chứa saponin có tác dụng tiêu đờm, chữa ho có đờm hiệu quả. Chất xơ trong lá hẹ giúp tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin nên tốt cho những người bị đái tháo đường. Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, thêm đường phèn cho vào bát hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước  uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. 

 

Quất xanh và đường phèn

 

Thao-duoc-dieu-tri-viem-duong-ho-hap

 
Theo Đông y, quả quất (quả tắc) chứa nhiều vitamin A, C, B1, B11, và canxi, phốt pho, kali, kẽm... có tác dụng kiện tỳ, thông phổi, trừ đờm, trị viêm họng, ho cảm, giải uất, giải rượu, giảm cholesterol, bền thành mạch, có lợi cho người cao huyết áp. Có thể chế biến nước quất ép, nước giải khát bằng cách ngâm với đường, muối, hoặc dùng vỏ quất sao với gừng sắc uống... Dùng quất xanh hấp đường phèn hoặc mật ong sẽ có tác dụng chữa ho do nhiễm lạnh.

Cách thực hiện: Dùng 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội uống nhiều lần trong ngày.

 

Uống nước lá tràm

 

Thao-duoc-dieu-tri-viem-duong-ho-hap

 
Theo Đông y, lá tràm có tính ấm, vị cay, mùi thơm dễ chịu, có tác dụng giảm ho, trừ thấp, giảm đau. Vì thế, để chữa các chứng viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt, ho có đờm, bạn có thể dùng cành lá tràm tươi sắc lấy nước uống. Hoặc có thể hãm với nước sôi và uống 3-4 lần/ngày.

 

Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá

 

Thao-duoc-dieu-tri-viem-duong-ho-hap

Rau diếp cá là một trong những loại rau rất quen thuộc đối với người Việt. Không chỉ là loại rau thông thường, diếp cá còn có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có bệnh ho, viêm họng, trĩ, men gan cao. Diếp cá là một loại cây mọc ở vùng đất ẩm ướt. Thân có màu tím đỏ hoặc màu lục, rễ ăn sâu vào lòng đất có các đốt nhỏ. Lá cây thường mọc so le nhau và ôm lấy phần thân. Theo Đông y, rau diếp cá có mùi tanh đặc trưng, vị cay, tính hàn. Tất cả các bộ phận của rau diếp cá đều được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh. 

Cách thực hiện: Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Sau đó chắt lấy nước uống lúc nước còn ấm. Mỗi ngày uống khoảng 3 lần. Chữa viêm đường hô hấp bằng rau diếp cá rất an toàn và hiệu quả. Ngoài tác dụng trị ho, rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu quả.

 

Cây xương sông trị tiêu đờm, viêm thanh quản

 

Thao-duoc-dieu-tri-viem-duong-ho-hap

Xương sông là loại cây được nhân dân trồng khắp nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em… Theo Đông y lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản. Cách thực hiện: Chọn lá xương sông non kết hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm ít đường, hấp cách thủy và uống nhiều lần trong ngày. 

Hoa hồng bạch chữa ho hiệu quả

 

Thao-duoc-dieu-tri-viem-duong-ho-hap

 
Theo Đông y, hoa hồng trắng hay hồng bạch là một vị thuốc vị ngọt, không độc, mùi thơm mát, tính mát. Trong thành phần có chứa nhiều đường, vitamin, tinh dầu có thể chữa ho và nhuận tràng hiệu quả. Cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với một ít đường phèn, và một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. uống mỗi lần 1 thìa, mỗi ngày từ 3 đến 4 lần. Hoặc lấy 15g hoa hồng bạch còn tươi, 1 quả quất chín, 1/2 thìa mật ong hoặc đường phèn cho vào chén nhỏ hấp cơm hoặc chưng cách thủy. Sau khi chín thì nghiền nát, trộn đều, gạn lấy nước để uống nhiều lần trong ngày. Có tác dụng chữa ho do lạnh


Hành, tỏi ngâm mật ong
 
Thao-duoc-dieu-tri-viem-duong-ho-hap

Hành, tỏi và mật ong là những thực phẩm quen thuộc chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt 3 nguyên liệu này đều có tính kháng khuẩn tự nhiên tuyệt vời, giúp bảo vệ và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như vitamin B6, vitamin C, selen và chất xơ. Đặc biệt, hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do, giúp phòng chống ung thư. Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng các loại enzym và khoáng chất như sắt, kẽm, kali, canxi, phốt pho, magiê giúp duy trì cân nặng lý tưởng. Hành tím mang trong mình tính ấm, vị cay, mùi hăng có tác dụng hạ sốt, khử phong tán hàn, chỉ thống, hóa đờm. Bên cạnh đó nhờ tính ấm và vị cay nồng, dược liệu có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, ức chế hoạt động và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Đồng thời giúp người bệnh giảm tình trạng viêm, sưng, ngứa họng, đau rát cổ họng và cắt giảm các cơn ho. Bao gồm: Ho khan, ho có đờm, ho do viêm họng, ho do sốt, ho do cảm cúm…


Hành tím 1 củ. Tỏi nhỏ 2 củ hoặc tỏi to 1 củ. Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch, thái khoanh tròn. Cho hành tỏi đã thái vào lọ, đổ mật ong ngập miệng rồi ngâm qua đêm hoặc 12 tiếng. Chắt lấy nước hành tỏi uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe. 
 

Theo các bác sĩ, các bài thuốc dân gian trên điều trị các bênh viêm đường hô hấp mới chớm. Tuy nhiên khi có những biểu hiện bệnh nặng, sốt cao quá 2 ngày thì cần đưa người đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. 

 
Nguyễn Dung(t/h)