Khai báo y tế không trung thực bị xử lý hình sự; Vinasun và Grab hầu tòa phúc thẩm… là một trong số những tin tức pháp luật đáng chú ý.
Khai báo y tế không trung thực bị xử lý hình sự
Người biết bản thân mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không khai báo hoặc khai báo không trung thực dẫn đến việc lây lan
dịch bệnh cho người khác sẽ bị xử lý hình sự.
Theo Điều 47, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới, người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh có trách nhiệm:
- Chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe bất thường với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới nơi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
- Thực hiện khai báo đầy đủ, chịu trách nhiệm về nội dung khai báo y tế quy định tại Nghị định này; không được làm, sử dụng tờ khai y tế giả mạo;
- Chấp hành việc kiểm tra y tế, xử lý y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định:
- Điều 12 quy định: Không thực hiện khai báo về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định có thể bị phạt 1-2 triệu VND;
- Điều 10 quy định: Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A có thể bị phạt 5-10 triệu VND.
Khi báo y tế không trung thực sẽ bị xử lý hình sự
Tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
- Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người có thể bị phạt 50-200 triệu VND hoặc 1-5 năm tù giam;
- Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế, làm chết người có thể bị phạt 5-10 năm tù;
- Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, làm chết từ 2 người trở lên có thể bị phạt 10-12 năm tù.
Ngày 10/3, Vinasun và Grab hầu tòa phúc thẩm
Sáng 10/3, TAND Cấp cao tại TP
Hà Nội dự kiến mở phiên tòa phúc thẩm vụ Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty TNHH Grab (Grab).
Trước đó, phiên tòa sơ thẩm ngày 28/12/2018, TAND TP.HCM đã bác bỏ khoản tiền 36,3 tỷ, chỉ buộc Grab bồi thường cho Vinasun 4,8 tỷ đồng. Không đồng ý với phán quyết phiên sơ thẩm, Vinasun đã kháng cáo, yêu cầu tòa cấp phúc thẩm buộc Grab phải bồi thường tổng cộng 41,2 tỷ đồng cho doanh nghiệp này.
Grab cũng gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án theo Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự vì Grab cho rằng TAND TP.HCM không có thẩm quyền giải quyết vụ án này.
VKSND TP.HCM cũng kháng nghị, đề nghị TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xử phúc thẩm theo hướng sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun vì cho rằng không có căn cứ.
Dọa cho nghỉ học, chú cưỡng bức cháu suốt 2 năm
Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận
điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố L.M.H. (37 tuổi, ngụ Củ Chi) về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Theo điều tra, tháng 6/2016, em em N.H.M. (lúc này 12 tuổi, ngụ Củ Chi) đang nằm ngủ cùng bà nội thì bị chú dượng (chồng của em gái bố) là L.M.H. (38 tuổi, ngụ Củ Chi) lẻn vào phòng ép giao cấu. Thực hiện hành vi xong, H. dọa M. không được nói cho ai biết, nếu không sẽ cho nghỉ học.
Khoảng 1 – 2 tháng sau, H. lại ép M. quan hệ lần nữa tại chuồng heo, chuồng bò, bãi cỏ, cây rơm. Đến 22h ngày 6/4/2019, H. ép cháu M. ra đồng cỏ phía trước nhà để giao cấu thì bị mẹ M. phát hiện. Ngày 7/4, bố M. đã đến Công an xã Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi) tố cáo.
Nga Đỗ (t/h)