Hành trình trở thành nhà vô địch thế giới 3 môn phối hợp của nữ bệnh nhân ung thư

Câu chuyện về người phụ nữ 43 tuổi Jamie Whitmore – một bệnh nhân ung thư đã vượt qua tất cả để theo đuổi và chinh phục ước mơ của mình - khiến nhiều người cảm phục.
Jamie Whitmore là vận động viên chuyên nghiệp, chơi 3 môn phối hợp của đội tuyển Mỹ.

Theo đuổi ước mơ thể thao từ khi còn rất nhỏ 

Whitmore luôn ước mơ trở thành một vận động viên. Khi mới 5 tuổi, cô bé Whitmore đã bắt đầu học bơi và cảm thấy vô cùng yêu thích. Không chỉ đi bơi để vui đùa như các bạn cùng trang lứa, Whitmore bắt đầu học sang bóng mềm và bóng chuyền nước khi khả năng bơi đã vững vàng.
 
Đến năm lớp 8, cô bé Whitmore chính thức thể hiện được bản thân và tìm được chỗ đứng cho mình trong bộ môn điền kinh. Sau đó, cô nhanh chóng đạt được thành công với tư cách vận động viên chạy đường dài và có được học bổng vào Đại học bang California.
 
Tốt nghiệp đại học năm 1998, Whitmore quyết định trở thành một vận động viên ba môn phối hợp chuyên nghiệp (bao gồm chạy bộ, bơi và đua xe đạp). Đến năm 2001, cô trở thành vận động viên đua xe đạp leo núi chuyên nghiệp và một năm sau đó, Whitmore chiến thắng giải ba môn phối hợp địa hình xấu Xterra đầu tiên.
 
Không bao giờ bỏ cuộc: Bí quyết giúp bệnh nhân ung thư trở thành nhà vô địch thế giới
 
Từ nhỏ, Whitmore đã ước mơ trở thành vận động viên chuyên nghiệp. 
 
Không dừng lại ở đó, Whitmore ngày càng chinh phục nhiều cuộc đua, tiếp tục trở thành vận động viên nữ thành công nhất trong lịch sử XTERRA với 37 chiến thắng, trong đó có sáu danh hiệu quốc gia và một danh hiệu thế giới. 

Phát hiện ung thư khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp

Mọi chuyện tồi tệ bắt đầu vào năm 2007. Sau khi hoàn thành phần thi bơi trong cuộc thi 3 môn phối hợp, Whitmore bỗng cảm thấy đau chân trái khi leo lên xe. Thậm chí, khi đến phần thi chạy, cô còn phải lết từng bước vì không nhấc nổi chân.
 
Không hiểu chuyện gì đang xảy ra, Whitemore chỉ cảm thấy cơ bắp căng cứng khi chạy, đừng lại thì thấy đỡ hơn. Phần cơ ở đầu gối rất đau nhưng cô đã xem nhẹ.
 
Cho đến khi đêm về, cô bị đau thần kinh tọa, cơn đau khủng khiếp hơn mọi lần, và trở nên dữ dội khi cô chạy bộ vào sáng hôm sau. Mỗi khi leo lên xe đạp, chân cô lại đau đớn vô cùng. Kết quả, cô đành phải tới bệnh viện gần nhà để kiểm tra.
 
Không bao giờ bỏ cuộc: Bí quyết giúp bệnh nhân ung thư trở thành nhà vô địch thế giới
 
Tháng 3/2008, vận động viên Whitmore phát hiện, nguồn gốc của cơn đau kéo dài ở chân là ung thư - một sacôm mô mềm trục chính quấn quanh dây thần kinh tọa.
 
Sau khi chụp phim, bác sĩ thấy trong cơ thể Whitmore có một khối u bằng quả bưởi, gần buồng trứng. Cô càng ngày càng đau, không thể đi lại mà phải nằm liệt giường. Điều này khiến một người vốn ưa vận động như cô cảm thấy vô cùng khó chịu.
 
Cuối cùng, nghe một người bạn khuyên nhủ, Whitmore quyết định đến Đại học California, San Francisco, tìm gặp bác sĩ chuyên khoa ung thư. Tại đây, các bác sĩ đã làm sinh thiết cho cô. Kết quả, họ thấy một khối u ở mô mềm, có thể bắt đầu từ xương thần kinh tọa và chạm vào một số cơ quan quan trọng trong cơ thể Whitmore – và cô vị ung thư.
 
Tin tức này với cô chẳng khác nào sét đánh ngang tai. Cô không thể chấp nhận sự thật. “Tôi không thở nổi, bác sĩ nói về việc điều trị nhưng tôi chỉ biết khóc như một đứa trẻ. Tôi không muốn chết”, cô nói.
 
Nghiêm trọng hơn, khối u của Whitmore còn không thể cắt bỏ vì dễ vỡ, nó nằm gần các cơ quan quan trọng. Bác sĩ cho biết, dạng ung thư này cực kỳ hiếm, chỉ chiếm 2 - 5% bệnh ung thư xương nguyên phát. Khối u này đã ép vào trực tràng và bàng quang của cô, ngăn chặn nguồn cung cấp máu đến thần kinh tọa. 

Liên tiếp các cuộc điều trị 

Là một vận động viên chuyên nghiệp, Whitmore không thể chấp nhận việc thức dậy với bên chân khuyết tật, hay tưởng tượng bản thân sẽ không thể sử dụng phần chân từ đầu gối trở xuống. Sau đó, các bác sĩ tại bệnh viện cũng đã tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia cùng nhà vật lý trị liệu.
 
Whitmore bắt đầu xạ trị, nhưng chỉ 4 ngày sau, kết quả chụp phim thông báo căn bệnh ung thư đã quay trở lại, còn hung dữ hơn lần trước.
 
Không bao giờ bỏ cuộc: Bí quyết giúp bệnh nhân ung thư trở thành nhà vô địch thế giới
 
Là một vận động viên chuyên nghiệp, Whitmore không thể chấp nhận việc thức dậy với bên chân khuyết tật. 
 
Các bác sĩ đã tiến hành loại bỏ phần ung thư từ xương cụt, và mất 2 tháng, Whitmore mới có thể hồi phục.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/06/13/Sữa mẹ chứa chất diệt tế bào ung thư - VTC14_13062019144722.mp4[/presscloud]
 
Sữa mẹ chứa chất diệt tế bào ung thư. Nguồn: VTC14. 
 

Không bao giờ bỏ cuộc

 
Các ca phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và nhiễm trùng liên tiếp khiến người phụ nữ trẻ phải chiến đấu để giành lại cuộc sống cho mình. Sau khi hồi phục, Whitmore đã tự luyện cách đi bộ trở lại và sinh đôi hai đứa con kháu khỉnh vào năm 2010.
 
Ước mơ vận động viên chưa bao giờ nguôi ngoai, cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, Whitmore luôn mong muốn có thể trở lại thi đấu như ngày xưa. Ngay sau khi chữa khỏi ung thư, cô ngay lập tức rèn luyện và thi đấu trở lại. Bằng sự quyết tâm không ngừng nghỉ, không bỏ cuộc, cô đã giành được huy chương vàng ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật.
 
Không những thế, Whitmore còn giành 9 danh hiệu thế giới, phá 2 kỷ lục thế giới. Dù một chân không còn lành lặn như xưa, cô vẫn tiếp tục đam mê đạp xe leo núi.
 
Đừng bao giờ để người khác nói về những điều bạn có thể và không thể làm. Chỉ có bạn mới khẳng định được điều đó.
 
Bác sĩ từng nói, tôi sẽ không bao giờ đạp xe được nữa. Thế nhưng, tôi đã đạp xe leo núi 167km, leo ròng rã từ độ cao 2743m lên đến 4267m. Tôi đã làm được điều mà nhiều người có hai chân khỏe mạnh cũng không thể. Đơn giản vì, tôi không hề bỏ cuộc”.
 
Chia sẻ trên Facebook cá nhân, Whitmore từng viết:
 
11 năm trước, chính cái ngày mà tôi đã danh 9,5 giờ phẫu thuật để loại bỏ khối u có kích thước bằng quả bưởi đang phát triển gần dây thần kinh tọa, gây ra cơn đau khủng khiếp. Tôi đã mất 7.5 lít máu và phải ở trong phòng điều trị tích cực trong vài ngày sau đó.
 
Không bao giờ bỏ cuộc: Bí quyết giúp bệnh nhân ung thư trở thành nhà vô địch thế giới
 
Câu chuyện của nữ vận động viên đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. 
 
 
Khi tôi cuối cùng đã có phần ổn định, bác sĩ bước vào và yêu cầu tôi ngọ nguậy ngón chân trái. Chúng đã không hề di chuyển. Lúc đó tôi không có một chút manh mối nào về việc một cánh cửa đang đóng và một vài cánh cửa khác sắp mở ra. Tôi chỉ biết, tôi muốn được đạp xe trở lại.
 
Chúa đã ban phước cho tôi theo nhiều cách hơn  tôi có thể tưởng tượng... Hai đứa trẻ tuyệt vời, gia đình và bạn bè ở khắp nơi, và cơ hội thứ hai trong sự nghiệp thể thao! Chúa thật tốt bụng”.
 
Những chuyến đi và câu chuyện của cô đã trở thành nguồn động lực và truyền cảm hứng với rất nhiều người, đặc biệt những người kém may mắn hay đang phải chiến đấu với bệnh tật, để họ hiểu rằng: Thành công là không bao giờ bỏ cuộc.
 
 
Thùy Nguyễn (t/h)