Người dân tộc vùng cao lưu truyền bài thuốc bó xương từ cây bìm bịp – bài thuốc đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao.
Cây thuốc hoang bỗng trở thành dược liệu
Cây bìm bịp (cây xương khỉ) dạng bụi mọc trườn, có thể cao đến 3m. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi tại Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.
Cây bìm bịp có vị ngọt, tính bình, toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Theo y học cổ truyền, cây bìm bịp có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh.
Cây bìm bịp là một trong những vị thuốc nam cổ truyền
Người dân thường dùng lá, thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương cầm máu,
bong gân… Trẻ em, người lớn lở miệng lấy lá bìm bịp tươi rửa sạch, giã nát cùng ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Nên duy trì dùng từ 20-60 g/ngày.
Cây bìm bịp gắn liền với sự tích cây bìm bịp
Công dụng nổi bật được nhiều người biết đến nhất của cây bìm bịp là điều trị các bệnh về xương khớp. Tương truyền, con bìm bịp bị thương ở chân và nó tự cặp lá cây xương khỉ đắp vào chỗ bị thương. Sau một thời gian chân gãy lành lại như xưa. Do đó, người ta lấy tên loài chim này đặt tên cho cây xương khỉ.
Cách bó xương gãy bằng cây bìm bịp
Trước tiên cần lấy lại chỗ xương bị gãy, nắn cho thẳng. Lấy một nắm lá bìm bịp rửa sạch, cho một chút muối tinh rồi giã nát. Tiếp đến, đắp lá xung quanh chỗ bị gãy rồi lấy mảnh vải mỏng quấn quanh để giữ lá. Để chống hoại tử da khi băng chặt, lấy một đoạn cây mía (mía ăn – mía đen) tương đương bằng đoạn khớp xương bị gãy, chẻ làm 4 mảnh nẹp ở bên ngoài, tránh động đến chỗ gãy.
Sau dó lấy băng dính bản to băng chặt cả khớp xương như bó bột. Hai hôm thay lá một lần. Nhiều trường hợp áp dụng và nhận thấy kết quả khả quan chỉ sau một tuần. Tuy nhiên, sau đó vẫn cần nẹp cây để xương hoàn thiện.
Khi thay băng cần nhẹ nhàng, tránh động mạnh làm lệch chỗ xương đang ăn ra. Trong thời gian bó, để xương gãy nhanh liền hơn, có thể dùng chính bộ phận cây bìm bịp, làm sạch, băm nhỏ sắc đặc rồi uống.
Nên kết hợp cả uống và đắp để tăng hiệu quả điều trị
Bài thuốc đắp từ cây bìm bịp không chỉ tốt cho người xương bị gãy hay bong gân. Người bị thoái hóa cột sống cũng có thể áp dụng được. Kết hợp cả uống và đắp bạn sẽ thấy nhanh và hiệu quả. Nguyên liệu gồm có 50g mỗi vị đại hành sâm và
ngải cứu và 80g lá bìm bịp tươi.
Đem các nguyên liệu rửa sạch, giã nát; thêm giấm vào trộn đều rồi đem rang nóng. Đắp lên chỗ bị đau và dùng băng cố định lại. Để qua đêm, sáng hôm sau tháo băng ra. Áp dụng liên tục khoảng 1 tuần để đạt được hiệu quả cao nhất.
Mặc dù cây xương khỉ mang lại nhiều lợi ích và công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên bất cứ loại dược liệu nào cũng cần đảm bảo sự an toàn, hiệu quả chỉ khi được sử dụng đúng người, đúng bệnh. Cây xương khỉ có tính mát nên những người huyết áp thấp nên cẩn trọng. Dùng thảo dược điều trị thoái hóa cột sống nên kiêng ăn măng. Bản chất của các bài thuốc Nam là từ các nguyên liệu từ tự nhiên nên đòi hỏi sự kiên trì. Đặc biệt, tác dụng của bài thuốc còn phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người. |
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/05/04/Top 6 Thực phẩm không nên ăn khi bạn đang có vết thương trên cơ thể _ Toplist.vn_04052020205540.mp4[/presscloud]
Top 6 thực phẩm không nên ăn khi đang có vết thương trên cơ thể. Nguồn: toplist.vn
Nguyễn Dung (t/h)