Điều trị Hen suyễn, viêm phế quản mạn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD - PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần trả lời về tác dụng cây "thần dược" Lá Hen

Sau khi bài “Lá Hen – “Khắc tinh” của các bệnh hô hấp mạn tính” được đăng tải, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về cây thuốc quý lá Hen.

Sau khi bài “Lá Hen – “Khắc tinh” của các bệnh hô hấp mạn tính” được đăng tải, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về cây thuốc quý lá Hen. Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về cây thuốc này, chúng tôi đã có  cuộc trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần Phó giám đốc học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Viện  trưởng viện nghiên cứu Y dược Tuệ Tĩnh về vấn đề này.

thaythuan-1439961203732-1696907833.jpg
PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần Phó giám đốc học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Viện trưởng viện nghiên cứu Y dược Tuệ Tĩnh


Câu 1: Xin PGS cho biết cây lá Hen phân bố nhiều ở đâu? Đặc điểm của cây này là gì? Cách phân biệt với các cây cùng họ khác?

Cây lá Hen còn có tên gọi khác là Nam tì bà, Bồng bồng, Bàng biển, Cốc may (Tày), tên khoa học: Calotropis gigantea (Willd.) Dryand. Ex Ait. f.

Cây cao 2-3m, phân nhiều cành. Lá hai mặt đều có mầu lục xám, mặt dưới có lông trắng như phấn. Quả hình giáo, thuôn nhọn dần về phía đầu, chứa nhiều hạt có màng lông. Toàn cây có nhựa mủ. Mùa hoa quả vào tháng 5-8.

Ở nước ta cây mọc nhiều nơi từ bắc chí nam. Thường mọc trên đất có cát ở các tỉnh ven biển, nhưng cũng gặp ở đồng bằng và cả ở vùng trung du. Cây thường được trồng bằng những đoạn cành.

Theo đông y, lá Hen có vị đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, trừ ho. Trong dân gian, thường sử dụng lá phơi hay sấy khô, nhựa, vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc. Thành phần hoá học bao gồm Glycoside trợ tim, calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol, …

Cây trồng làm cây cảnh, làm hàng rào. Lá thường dùng trị ho, khạc đờm, hen suyễn, lở ngứa. Còn dùng chữa ngộ độc, rắn cắn, mụn mủ, bướu, đinh nhọt, đau răng, đau miệng, đau mắt, đau tim, bệnh hoa liễu, bệnh đậu mùa, bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác. Lá cây thường được dùng làm thuốc chữa Hen suyễn nên được gọi là cây lá Hen.

Dùng ngoài đắp trị viêm khớp, đắp lên các ghẻ mụn, các vết loét, lậu, giang mai. Trộn với mật ong dùng để đắp lên các mụn loét trong miệng. Tẩm vào bông rồi vò viên nhét vào lỗ răng đau sẽ làm ngưng đau nhức. Nhựa cây phối hợp với nhựa xương rồng 5 cạnh làm thuốc xổ; cũng dùng gây nôn với liều cao và còn dùng để đều trị bệnh phong hủi, kiết lỵ và dùng đắp trị bệnh sưng chân voi. Hoa nghiền bột dùng trị cảm, ho Hen và tiêu hoá kém.

Lưu ý: Loài Bồng bồng núi (Calotropis procera R. Br. (Sodom apple)) cũng được dùng. Cây thấp hơn, hoa mầu trắng thơm, pha tím ở mặt trong; Không nhầm với cây Bồng bồng thuộc họ Hành (Liliaceae).

Câu 2: Xin PGS cho biết hiện nay đã có nhiều nghiên cứu khoa học về lá Hen này chưa? lá Hen có những công dụng gì?

 

*Các công dụng của lá Hen đã được nghiên cứu:

Tác dụng giảm đau, chống viêm, điều trị Hen suyễn, bệnh hô hấp mạn tính, kháng khuẩn, chống co giật, trị tiêu chảy, chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan, làm lành vết thương…

*Nghiên cứu về công dụng lá Hen trong bệnh hô hấp mạn tính (Hen Suyễn, Viêm phế quản mạn, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD) gồm:

la-hen1-1439961253367-1696907728.jpg
 

Tác dụng chống viêm

Năm 2011, trên tạp chí International Journal of Current Biological and Medical Science các nhà khoa học Ấn Độ công bố nghiên cứu: “Tác dụng ức chế của dịch chiết rễ cây lá Hen lên viêm đường thở gây bởi Ovalbumin và viêm gây ra bởi Acid Arachidonic trên mô hình chuột với bệnh hen suyễn.”.

Kết quả cho thấy, lá Hen hạn chế đáng kể đặc tính viêm mạn tính đường hô hấp, có sự thâm nhiễm của các tế bào viêm như bạch cầu lympho, bạch cầu ái toan, và bạch cầu trung tính. Nghiên cứu cũng chỉ ra thành phần hoạt chất quan trọng trong lá Hen là α-và β-amyrin làm giảm tổng hợp Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase. (Leukotriene là các chất trung gian có tham gia vào nhiều khâu trong phản ứng viêm niêm mạc đường thở, gây ra co thắt và tăng tính phản ứng phế quản). Việc làm giảm Leukotriene giúp mang lại hiệu quả chống viêm và giãn phế quản. Đồng thời, cơ chế chống viêm của lá Hen được xác định tương tự như Dexamethasone - một corticoid có hoạt lực chống viêm mạnh (tác dụng chống viêm của lá Hen đã được so sánh với tác dụng của liều tiêm phúc mạc dexamethasone 1mg/kg, Indomethacin 10mg/kg và montelukast 10mg/kg).

Tác dụng chống oxy hóa

Stress oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa trong cơ thể. Tình trạng này không chỉ gây tổn thương trực tiếp phổi mà còn kích hoạt gây viêm và đóng vai trò trong nhiều quá trình bệnh sinh phức tạp của các bệnh hen suyễn, COPD, viêm phế quản mạn tính…

Các nghiên cứu của Singh và cộng sự, 2010; Amit và cộng sự, 2010; Jayakumar và cộng sự, 2010…đã chứng minh lá Hen có tác dụng chống oxy hóa, dọn dẹp gốc tự do. Qua đó, lá Hen giúp ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa, bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây hại.

Tác dụng kháng histamin

Năm 2011, Rahul Mayee cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của dịch chiết cao methanol của lá Hen với bệnh Hen suyễn. Kết quả đưa tới kết luận dịch chiết lá Hen hiệu quả trong việc chống lại co thắt phế quản gây ra bởi histamin.

Câu 3: Tôi có thể tự thu hái, chế biến cây lá Hen để sử dụng điều trị Viêm phế quản mạn tính và Hen được không? Sử dụng cần phải lưu ý điều gì?

Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside trợ tim như calotropin, calactin…, gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy khi sử dụng cần theo chỉ dẫn. Theo kinh nghiệm cổ phương lá cây lá Hen có thể thu hái quanh năm, mang về lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 3-4 lá sắc với một bát rưỡi nước, cô còn 1 bát. Thêm đường uống làm 3 - 4 lần trong ngày. Nên uống xa bữa ăn hoặc sau bữa ăn. Ngoài ra, có thể sử dụng hoa và vỏ rễ tán bột để điều trị Hen.

Xin lưu ý, để hiệu quả sử dụng tối ưu cần kết hợp lá Hen với nhiều vị thuốc khác nữa theo nguyên tắc quân, thần, tá, sứ để cho tác dụng hiệu quả. Đặc biệt, không được dùng lá Hen cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý chế biến sử dụng mà cần phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm hoặc sử dụng dưới dạng viên uống đã được các nhà bào chế định liều chính xác.

Câu 4: Tôi được biết Ma hoàng cũng là một vị thuốc trị Hen suyễn. Tôi có thể sử dụng các bài thuốc từ Ma hoàng để điều trị Hen thay hoặc phối hợp với lá Hen không?

Ma Hoàng là phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của một số loài Ma Hoàng, thường gặp nhất là Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.), Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bunge.), Trung gian ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.), họ Ma hoàng (Ephedraceae).

Ma Hoàng thường được dùng trong các bài thuốc chữa ho, trừ đờm, viêm khí quản, Hen suyễn. Do thành phần chủ yếu của ma hoàng là các alcaloid với hoạt chất chính là ephedrine, chất có tác dụng làm giãn cơ trơn khí quản. Tuy nhiên, Ephedrin làm co thắt mạch máu nên gây huyết áp và ảnh hưởng tới tim mạch. Sử dụng ma hoàng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như gây tăng nhịp tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…Chính vì vậy, không được dùng bài thuốc chứa Ma hoàng cho người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, người thi đấu thể thao (sẽ cho kết quả dương tính doping).

Ma hoàng nằm trong “Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam”. Tại Mỹ, từ tháng 4/2004, FDA đã cấm việc buôn bán các sản phẩm bổ trợ có chứa ma hoàng do có rủi ro cao trong điều trị. Vì vậy tôi khuyên các bệnh nhân không tự ý sử dụng Ma Hoàng trong điều trị Hen suyễn, viêm khí phế quản và phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD.

Xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần!

2129b2d3e24d36136f5c-1696910579.jpg
 

Để có thêm thông tin về Cây Lá Hen và Bệnh Hô Hấp Mạn Tính, bạn đọc có thể gọi về tổng đài 0559 012 606 trong giờ hành chính

Tìm hiểu thêm về sản phẩm đầu tiên có chứa Cao Lá Hen giúp: giảm ho, khạc đờm, khó thở; giảm đợt cấp và biến chứng bệnh Hen (suyễn), Viêm phế quản mạn, bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

Website: https://www.caolahen.store/baithuoc