Sử dụng các bài thuốc Nam điều trị bệnh vảy nến vừa đơn giản trong sự chuẩn bị, an toàn cho người bệnh, tiết kiệm chi phí… tuy nhiên cũng đòi hỏi sự kiên trì.
Bệnh vảy nến có nguy hiểm?
Bệnh
vảy nến là một trong những bệnh da có vảy phổ biến nhất. Bệnh thường thuyên giảm rồi tái phát mạn tính, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào của bề mặt da.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định, tuy nhiên chuyên gia cho rằng, vảy nến được hình thành do sự suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch. Trong bệnh vảy nến, các tế bào da bị rút ngắn thời gian sống, các tế bào da chết tích tụ lại tạo thành mảng vảy nến.
Bệnh vảy nến biểu hiện thành chấm, vết hoặc mảng nền viêm đỏ, phủ vảy nhiều lớp, dễ bong, màu trắng đục như xà cừ, như nến… Tuy nhiên, bệnh không lây truyền từ người này sang người kia, kể cả khi da kề ca.
Vảy nến dễ gây biến chứng
Vảy nến là bệnh lành tính, ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu người mắc chủ quan, không điều trị bệnh sớm dễ gây biến chứng như ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp; gây suy thận; gây rối loạn chuyển hóa và ảnh hưởng đến tâm lý.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến, tuy nhiên nhiều người ưu tiên lựa chọn điều trị bằng thuốc Nam bởi tính tiện lợi, an toàn, tiết kiệm chi phí, ít gây tác dụng phụ và đem lại hiệu quả.
Bài thuốc Nam chữa vảy nến
Chữa vảy nến bằng lá lốt
Theo nghiên cứu, lá lốt có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm nên loại thảo dược này được sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến như giảm viêm, kích thích bong vảy, làm mịn da…
Tắm lá lốt làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả
Bạn lấy khoảng 10 cây lá lốt còn cả gốc rễ, rửa sạch và đun cùng 2 lít nước. Đun trong khoảng 15-20 phút cho đến khi lá lốt chín nhừ. Để nước nguội bớt sao cho vừa tắm. Trong quá trình tắm, có thể dùng phần bã chà nhẹ nhàng lên tổn thương da. Tắm đến khi nguội nước, dùng khăn lau khô người, không cần tắm lại bằng nước sạch. Bạn có thể thay thế bằng lá lốt phơi khô và cách làm tương tự. Sử dụng bài thuốc này 2-3 lần/tuần.
Cây muồng trâu
Theo Đông y, cây muồng trâu là dòng dược liệu quý; có vị đắng, hăng nhưng có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng rất tốt. Cây muồng trâu thường được sử dụng để thanh lọc cơ thể, giải độc tố; giúp kháng viêm cũng như
sát trùng, hạn chế trường hợp viêm nhiễm ngoài da hữu hiệu.
Bạn lấy lá muồng trâu rửa sạch, giã nhuyễn với vài hạt muối biển và ép lấy nước. Vệ sinh vùng da bị vảy nến, sau đó dùng bông thấm nước lá muồng trâu và thoa lên vùng da tổn thương. Giữ nguyên khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước mát, sử dụng khăn bông thấm khô da. Kiên trì thực hiện bài thuốc này 2 lần/tuần, tình trạng da sẽ cải thiện đáng kể.
Cây lu lu đực trị bệnh vảy nến
Cây lu lu đực được biết đến là vị thuốc nam có tác dụng đáng kể trong việc điều trị nhiều bệnh lý ngoài da như mẩn ngứa, mụn nhọt, vảy nến…
Cây lu lu đực có hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh vảy nến
Rửa sạch cây lu lu đực tươi, băm nhỏ cho vào nồi và sắc lên với nước. Khi thấy nước đã sôi kỹ thì tắt bếp, chờ cho nguội bớt rồi lấy nước này để rửa vùng da bị vảy nến. Nếu bị vảy nến toàn thân, có thể dùng nước này để tắm hàng ngày. Thực hiện đều đặn trong khoảng 3 tháng, triệu chứng của bệnh vảy nến sẽ được thuyên giảm.
Lá ớt chữa vảy nến
Theo Đông y, lá ót có vị cay, tính nóng, nhờ đó nó giúp trừ hàn, mạnh tỳ vị, giải độc, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa. Nó có công dụng trong điều trị rất nhiều loại bệnh như cảm lạnh, viêm nấm…
Bạn kết hợp một nắm lá ớt, một nắm lá cây sống đời, một nắm lá cây sơn thục cùng vỏ cây tre. Đem tất cả nguyên liệu sắc thành nước uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện, các triệu chứng khó chịu của bệnh vảy nến sẽ được thuyên giảm đáng kể.
Cây khổ sâm
Ngoài có công dụng đối với các bệnh về đường tiêu hóa, cây khổ sâm còn có thể khắc phục các triệu chứng của bệnh ngoài da. Cụ thể, khi kết hợp khổ sâm với các vị thuốc khác như kim hoa ngân, ké đầu ngựa… có tác dụng trị bệnh vảy nến vô cùng hiệu quả.
Bài thuốc gồm có 15g lá khổ sâm, 15g sinh địa, 15g kim ngân, 10g quả ké. Các vị thuốc sắc cùng khoảng 1 lít nước. Đun lửa vừa cho đến khi còn nửa nước thì tắt bếp. Chia làm 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
Khi bệnh vảy nến vào giai đoạn cấp tính, sử dụng thuốc nam có thể không mấy hiệu quả vì thời gian để thuốc phát huy công dụng khá chậm. Do đó có thể không kịp thời ngăn ngừa các biến chứng xảy ra đối với bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh cần phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh biến chứng. Trước khi sử dụng thuốc Nam, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh để bệnh trở nên trầm trọng hơn. |
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/05/05/Thực phẩm cần tránh khi bị bệnh vẩy nến_05052020174030.mp4[/presscloud]
Thực phẩm cần tránh khi bị bệnh vảy nến. Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
Nguyễn Dung (t/h)