Cũng thông qua các chỉ số này, nếu trẻ đối mặt với nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì, cha mẹ có thể dễ dàng xin ý kiến của các chuyên gia hoặc y bác sĩ để có giải pháp phù hợp, sắp xếp lại chế độ chăm sóc và dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Nhiều phụ huynh có con trai trong độ tuổi 10 thường không ngừng thắc mắc: "Bé trai 10 tuổi có chỉ số chiều cao cân nặng bao nhiêu là chuẩn?". Thực tế, bé trai 10 tuổi đã khá cao lớn, hoạt bát và trưởng thành. Ở độ tuổi này, bé sẽ có chiều cao khoảng 138,4cm và cân nặng là 32kg.
Để nắm rõ chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ ở quanh độ tuổi này, cha mẹ có thể tham khảo “Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam từ 10 tuổi đến 18 tuổi” dưới đây:

Tuy nhiên, đừng vội chỉ nhìn chiều cao cân nặng ở Bảng trên kia mà vội kết luận là con suy dinh dưỡng hay thừa cân. Thực tế, trẻ cần được xem xét kỹ các chỉ số khác như: Chỉ số vận động, chỉ số khối cơ thể BMI, chỉ số chiều cao so với cân nặng.
Trong đó, trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 18 tuổi sẽ có Cân nặng (BMI) = Chiều cao(m) x Chiều cao(m). Như vậy, cha mẹ cần hiểu cân nặng chiều cao không phải là “thước đo” duy nhất để đánh giá sự phát triển và sức khỏe của mỗi trẻ.
Ngoài chiều cao cân nặng, WHO đưa ra thêm các tiêu chí để đánh giá sự phát triển của trẻ:
Phát triển toàn diện: Đánh giá sự phát triển của trẻ không chỉ thông qua cân nặng.
Phát triển cân đối: Có sự phát triển đồng đều giữa chiều cao và cân nặng.
Phát triển vận động: Tùy theo lứa tuổi mà trẻ có hình thức vận động phù hợp.
Yếu tố di truyền: Di truyền từ bố mẹ, môi trường sống...
Thùy Nguyễn (t/h)