Mách cha mẹ chỉ số chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 12 tuổi

Con trai 12 tuổi đã sát với độ tuổi dậy thì nên phát triển rất nhanh. Thông qua chỉ số chiều cao cân nặng, cha mẹ có thể phần nào nắm được tình hình sức khỏe của con.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi cần phải được theo dõi thường xuyên về cả chiều cao lẫn cân nặng. Nếu trẻ đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng hay béo phì, cha mẹ cũng dễ dàng có biện pháp xử lý kịp thời.

Đây độ tuổi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì nên được xem là 1 trong 3 giai đoạn vàng để bé phát triển chiều cao tốt nhất. Cha mẹ cần đảm bảo các yếu tố như giấc ngủ, dinh dưỡng, vận động thể chất cho con.

Trung bình, độ tuổi bắt đầu dậy thì ở bé trai là 13-14 tuổi, bé gái là 11-12 tuổi. Sự phát triển ở mỗi trẻ không giống nhau, trẻ dậy thì sớm, trẻ dậy thì muộn, tuy nhiên bé trai 12 tuổi so với bé gái cùng tuổi thường sẽ nhỏ gầy hơn một chút.
 
Mách cha mẹ chỉ số chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 12 tuổi
 

Bé trai 12 tuổi thì chỉ còn 1 năm nữa là bước vào giai đoạn dậy thì, nếu bé nào dậy thì sớm thì ở độ tuổi này đã có nhiều sự thay đổi cả về chiều cao cân nặng. Hẩu hết nam 12 tuổi phát triển thiên về chiều cao hơn cân nặng, nên các bé trai thường trông khá gầy.

Nhiều bậc phụ huynh có con ở độ tuổi này thắc mắc: "Chỉ số chiều cao cân nặng của bé trai 12 tuổi bao nhiêu là khỏe mạnh?". Thực tế, bé trai 12 tuổi có chiều cao là 149,1 cm và cân nặng là 39,9 kg. Lưu ý là, chiều cao cân nặng của trẻ không nhất định phải đúng với 2 số đo trên mới là chuẩn mà chỉ cân dao động trong khoảng đó là được.

Để nắm rõ hơn tình hình phát triển của con, các bậc phụ huynh có thể tham khảo “Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của Trẻ em Việt Nam từ 10 tuổi đến 18 tuổi” dưới đây.
 
Mách cha mẹ chỉ số chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 12 tuổi

Nhiều chuyên gia khẳng định, chiều cao và cân nặng của trẻ dựa vào rất nhiều yếu tố bao gồm di truyền, môi trường sống, lối sống, cách sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Trong đó, chế độ dinh dưỡng chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất. Bởi vậy, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý để giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, cha mẹ cần tăng cường, khuyến khích cho con vui chơi, vận động, tham gia các khóa học ngoại khóa hay những môn thể thao phù hợp để tăng cường thể chất và phát triển trí thông minh tối đa.

Về dinh dưỡng, cha mẹ cần tập trung bổ sung canxi (cá, hải sản, trứng, sữa...) để phát triển xương, protein (thịt bò, thịt gia cầm, đậu, sữa, cá...) để phát triển cơ bắp và xương, vitamin D (nấm, sữa, cá, ánh nắng mặt trời...) và kẽm (hàu, lạc, cua, bí ngô...) để hỗ trợ xương chắc khỏe.
 

Thùy Nguyễn (t/h)