Chỉ số chiều cao cân nặng cho nam tuổi 16
Từ tuổi 16 đến 18 là thời điểm hệ cơ xương con người phát triển vô cùng mạnh. Đến tuổi 18, hệ cơ xương của con người sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển chậm hơn, nên lúc này dù có cao lên cũng rất ít.
Do đó, độ tuổi 16 chính là khoảng thời gian quan trọng nhất để trẻ phát triển chiều cao và cân nặng. Lúc này, các nội tiết tố liên quan đến canxi và photpho gia tăng đột biết khiến chiều cao phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình vận chuyển canxi vào trong xương.

Đến giai đoạn này, có nhiều bé trai chỉ trong 1 năm có thể tăng vọt chiều cao lên 10cm cũng là chuyện bình thường. Nếu bỏ qua độ tuổi này, cơ hội để bé cao lên là rất khó, thậm chí trẻ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thấp lùn.
Nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi này thắc mắc: "Chỉ số chiều cao cân nặng cho nam tuổi 16 là bao nhiêu?" Ở tuổi 16, theo WHO thì các bé trai có chiều cao chuẩn là 173,4cm, cân nặng khoảng 60,8 cm. Tiêu chí này có vẻ khá cao với người Việt, do đó nếu trẻ có chỉ số thấp hơn một chút cũng không sao. Tuy nhiên, nếu chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ quá thấp thì phụ huynh nên điều chỉnh là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho trẻ.
Mẹo giúp trẻ ở độ tuổi 16 phát triển khỏe mạnh, cân đối
Mẹo giúp các phụ huynh biết được trẻ có đạt được chiều cao, cân nặng chuẩn hay không có thể thông qua công thức chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét hoặc cm). Nếu BMI dao động từ 18,5 – 24,9 thì thân hình cân đối, nếu BMI thấp hơn 18,5 hoặc lớn hơn 24,9 thì thân hình sẽ thuộc diện gầy hoặc béo.
Thực tế, chiều cao và sự phát triển của trẻ bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. Ngoài di truyền, các yếu tố có thể kể đến như chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, vận động,... Nếu muốn trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ nên điều chỉnh lại các yếu tố trên sao cho phù hợp.

Trong chế độ ăn uống của trẻ, nên bổ sung các loại thực phẩm đa dạng, đầy đủ các loại nhóm chất từ canxi, vitamin, protein.... Bên cạnh đó, cần xây dựng cho trẻ một chế độ sinh hoạt phù hợp, ngủ nghỉ đúng giờ, không thức khuya. Tư thế đứng, ngồi, đi và thậm chí là ngủ của trẻ đều phải thẳng, ngay ngắn tránh co gập các khớp xương.
Khuyến khích trẻ vận động, chơi các môn thể thao thúc đẩy chiều cao như bơi lội, bóng rổ, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây...; áp dụng các bài tập kéo dãn cơ. Không cho trẻ mặc quần áo quá chật, chỉ nên mặc những bộ đồ rộng rãi cho cơ thể thoải mái phát triển.
Đặc biệt, chọn cho con môi trường sống, sinh hoạt và học tập ít ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe.
Thùy Nguyễn (t/h)