Chứng tắc ruột sơ sinh nguy hiểm thế nào khiến bé sinh non chỉ nặng 1,2kg phải mổ khẩn?

Vừa chào đời, bé gái 29 tuần tuổi chỉ nặng 1,2 kg đã bị chẩn đoán tắc ruột, được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố mổ cứu kịp thời.

Bé gái sinh non, phải mổ khẩn vì chứng tắc ruột

 

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, sàng nay ngày 9/5, đơn vị đã mổ thành công, kịp thời cứu chữa bé gái sơ sinh vừa chào đời mắc chứng teo tắc ruột hiếm gặp.

Được biết, bé gái là con của sản phụ L.T.A, ngụ ở Quảng Nam. Chị này mang thai 29 tuần tuổi, buộc phải chấm dứt thai kỳ vì chuyển dạ sinh non, được mổ bắt con tại Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM). Vì bào thai được theo dõi tắc ruột do dị tật teo ruột non từ trong bụng mẹ nên trẻ phải chuyển cấp tốc đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Đánh giá tình trạng của trẻ rất nặng, các bác sĩ khoa hồi sức sơ sinh, gây mê phối hợp với khoa ngoại tổng hợp đã tiến hành gây mê, phẫu thuật cho bé.

Theo đó, các bác sĩ tiến hành gây mê nội khí quản cho trẻ, đặt ống thông dạ dày giảm chướng bụng. Quá trình gây mê, phẫu thuật trẻ được theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, SPO2,… kết hợp bù nước điện giải, truyền dịch nuôi dưỡng.

Hiện tại, sau điều trị và chăm sóc tích cực tại khoa hồi sức sơ sinh, tổng trạng sức khỏe của trẻ khá dần, thở máy hiệu quả, dinh dưỡng sữa qua đường ruột hoạt động tốt và có triển vọng, không nôn ọc, dẫn lưu ruột non cho dịch tiết, tiếp tục được theo dõi sát hồi sức sơ sinh.
 
Chứng tắc ruột sơ sinh nguy hiểm thế nào, khiến bé gái 29 tuần tuổi vừa chào đời đã phải mổ khẩn?Được chẩn đoán tắc ruột, bé gái sơ sinh phải thực hiện mổ cấp (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
 
 
Theo ThS-BS Tạ Huy Cần, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, đây là trường hợp gây mê khó khăn vì trẻ non tháng, cân nặng thấp, chức năng hô hấp tuần hoàn chưa hoàn chỉnh, nhưng phải quyết định mổ khẩn để thông suốt chỗ tắc, tránh để xoắn hay hoại tử ruột, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân diễn tiến nhanh…

Theo bác sĩ Cần, trường hợp của bé sơ sinh này là trường hợp trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân nhất được gây mê và phẫu thuật đường tiêu hóa thành công tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Tổng quan về chứng tắc ruột ở trẻ sơ sinh


Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là hội chứng cấp cứu ngoại khoa phổ biến nhất ở trẻ sơ sính do tắc ruột gây nên. Do đường ống tiêu hóa cúa trẻ có thể có một vài dị tật vì chưa phát triển đầy đủ những ngày đầu sau sinh. Chứng bệnh này rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi rất có thể tử vong.
 

Nguyên nhân bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh như: phì đại tràng bẩm sinh, liệt hồi tràng do phân su, lồng ruột, viêm ruột, viêm túi thừa, xoắn đại tràng.

Trong đó, nguyên nhân chủ yếu trong đa số các trường hợp tắc ruột ở trẻ sơ sinh là do lồng ruột. Đây là trạng thái bệnh lý khi một đoạn ruột chui lồng vào đoạn ruột tiếp theo khiến đường ruột bị bịt nút và thắt nghẹt. Chứng tắc ruột tự phát là nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp ở bệnh nhi dưới hai tuổi, đa số là kiểu lồng hồi - đại tràng.
 

Triệu chứng tắc ruột trẻ sơ sinh

 

Triệu chứng cơ năng

 

Đau bụng: khởi phát một cách đột ngột, dữ dội và quặn theo từng cơn. Dấu hiệu nhận biết khi thấy bệnh nhi khóc thét đột ngột, kéo đầu gối vào ngực khi khóc, ưỡn người, xoắn vặn. Đau bụng có thể diễn ra từng cơn kéo dài 4-5 phút và cách nhau 10-20 phút. Khoảng thời gian giữa các cơn đau sẽ ngày càng ngắn đi khiến bệnh nhi yếu dần và lả người, nằm lịm đi, vã mồ hôi. Triệu chưng này chiếm 75% số ca bệnh.

Nôn mửa: biểu hiện lúc đầu là nôn theo phản xạ, về sau khi tắc ruột tiến triển thi chất nôn có dịch mật.

Phân trộn lẫn với máu, nhìn bề ngoài giống như “thạch nho”: Khi bệnh nhi có dấu hiệu đại tiện ra máu, tức là lồng ruột đã xảy ra được một khoảng thời gian, có thể là 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu lồng ruột quá chặt, đi ngoài ra máu cũng có thể xuất hiện sớm trong khoảng 12 giờ.

Lưu ý, đại tiện ra máu cũng xảy ra ở một số bệnh lý khác nên rất dễ nhầm lẫn. Không nên tự ý chẩn đoán, điều trị mà nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tể để được thăm khám.
 

Triệu chứng thực thể


Sờ thấy khối ống lồng: khối ống lồng có dạng hình khúc dồi, thay đổi theo vị trí và diễn biến của lồng ruột, có thể sờ thấy trong 70-85% trường hợp. Khi bệnh nhi đau, khối lồng ó thể tăng kích cỡ và mật độ chắc hơn. Phần lớn, các trường hợp nằm dọc góc trên bên phải vùng bụng hay ở thượng vị. Phần bụng còn lại thường sẽ bị trướng, mềm và không đau. Nếu sờ vào 1/4 bụng dưới sẽ thấy trống, không nắn thấy ruột.
 
Thăm trực tràng bằng ngón tay: thường có chất nhầy và máu kèm theo găng. Nếu khối lồng sa xuống trực tràng, việc thăm trực tràng có thể sờ thấy khối lồng. Không hẳn các triệu chứng trên đều xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhi tắc ruột sơ sinh. Không hiếm trường hợp trẻ sơ sinh có dấu hiệu đau không rõ ràng hoặc không tiêu phân máu. Nếu phát hiện trễ sau 24-48 giờ thì trẻ thường rất yếu và bệnh rất dễ nhầm với viêm màng não. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra khi có dấu hiệu nghi ngờ tắc ruột sơ sinh.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tắc ruột sơ sinh

Tắc ruột sơ sinh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 3-12 tháng tuổi.
 
Thường, tỉ lệ mắc bệnh ở bé nam cao hơn nữ từ 2-4 lần.

Trẻ em bụ bẫm, béo tốt dễ gặp bệnh teo tắc ruột, ít xảy ra ở trẻ bị suy dinh dưỡng.
 
Đặc biệt, trẻ sinh non cũng có nguy cơ tắc ruột cao do hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/05/09/VTC14 - Phát hiện và xử trí kịp thời trẻ bị lồng ruột_09052020141413.mp4[/presscloud]
Phát hiện và xử trí kịp thời trẻ bị lồng ruột - VTC14
 
 Minh Tú (t/h)