Suy buồng trứng sớm dù tuổi còn trẻ
Tuy nhiên dù đã kích trứng nhưng cô gái vẫn không thu được nang noãn nào. Cách duy nhất để sinh con là xin trứng sau đó làm thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng của chồng.
Hà xin trứng của em gái ruột kém cô 3 tuổi. Đáng nói, khi xét nghiệm dự trữ buồng trứng, cho thấy người em gái cũng chỉ còn số lượng và chất lượng các nang noãn còn lại ở buồng trứng (AMH), chỉ còn 0,5 ng/ml, chỉ tương đương với phụ nữ 40-50 tuổi (chỉ số AMH thông thường là trên 2).

May mắn, sau khi kích trứng người em gái thu được 4 nang, được chuyển qua cho người chị để thụ tinh ống nghiệm. Sau một thời gian thụ thai thành công, hiện, người chị vừa sinh được em bé, đồng thời còn hai phôi đông lạnh lại Trung tâm. Người em sau đó tiếp tục kích trứng thêm một chu kỳ để dự trữ trứng cho mình sinh con trong thời gian tới.
Đây là hai trong số nhiều trường hợp bị suy giảm buồng trứng mà bác sĩ Nguyễn Phúc Hoàn tư vấn tại Trung tâm. Một trường hợp khác cũng tại Hà Nội, 25 tuổi, chưa kết hôn phát hiện suy buồng trứng sau khi nhận thấy rối loạn kinh nguyệt, sau đó mất kinh. Kết quả xét nghiệm AMH rất thấp, kích trứng không đáp ứng. Cô gái này sau đó cũng phải xin trứng để thụ tinh sinh con.
Dấu hiệu suy buồng trứng sớm dễ bị bỏ qua
Theo bác sĩ Hoàn, thông thường phụ nữ ở độ tuổi 40-50 mới mãn kinh mới dẫn tới hiện tượng suy buồng trứng. Tuy nhiên, ngày nay ngày càng nhiều cô gái dù mới tuổi đôi mươi đã suy buồng trứng không rõ nguyên nhân.
Hầu hết các trường hợp này đều đến khám vì rối loạn kinh nguyệt, kết hôn lâu không có con, hoặc đã có một con muốn sinh con thứ hai nhưng không thụ thai... Vì các bệnh nhân đều còn trẻ nên họ rất sốc khi được chẩn đoán suy buồng trứng.
Các trường hợp này được tư vấn kích trứng để làm thụ tinh ống nghiệm. Trường hợp nặng hơn kích trứng không đáp ứng phải xin trứng.

Một số trường hợp có dấu hiệu tương tự như người trung niên mãn kinh như: cơn bốc hỏa, dễ kích động, khó tập trung tư tưởng, ít quan tâm đến tình dục, mất khả năng sinh sản...
Điều trị suy buồng trứng bằng cách nào?
Bác sĩ cho biết, những trường hợp chỉ số dự trữ buồng trứng dưới 1,1 ng/ml cần phải dự trữ trứng, hoặc đẩy sớm quá trình mang thai. Chị em phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để đánh giá chức năng buồng trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng, từ đó cân nhắc biện pháp hỗ trợ sinh sản.