Đột phá: Loại vắc xin đầu tiên trên thế giới được phát triển hoàn toàn từ trí tuệ nhân tạo

Lần đầu tiên trên thế giới có một loại vắc xin được nghiên cứu, điều chế hoàn toàn bởi công nghệ trí thông minh nhân tạo. Đột phá này do các nhà khoa học Đại học Flinders ở Australia phát triển.
Đầu tháng 7 vừa qua, các nhà khoa học tại Đại học Flinders ở Australia cho biết, họ đã nghiên cứu loại vắc xin cúm mới ưu việt hơn từ việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Cụ thể, vắc xin cúm mới này có khả năng tăng cường miễn dịch cho con người bằng cách tạo ra nhiều kháng thể chống lại virus cúm hơn so với vắc xin cúm hiện hành. 
 
Giáo sư Nikolai Petrovsky, Trưởng nhóm nghiên cứu dự án này cho biết, đầu tiên, nhóm của ông đã tạo ra một chương trình máy tính có tên gọi là SAM. Hệ thống máy tính này được lập trình sẵn cho phần mềm cách nhận biết vắc xin có tác dụng phòng chống virus cúm. Sau đó, đội nghiên cứu lại lập trình một phần mềm khác để tìm cách tạo ra hàng nghìn hợp chất ảo.
 
Đột phá: Loại vắc xin đầu tiên trên thế giới được phát triển hoàn toàn từ trí tuệ nhân tạo

Lúc này công nghệ AI được áp dụng cho cả hai phần mềm để tổng hợp, phân tích, so sánh các dữ liệu. Kết quả AI đưa ra 10 loại hợp chất được cho là khả dĩ nhất theo yêu cầu của nhóm nghiên cứu.
 
Các chuyên gia việc sử AI giúp đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu đồng thời đưa ra kết quả chính xác, tối ưu nhất. Nhờ vậy, thay vì phải trực tiếp sàng lọc hàng triệu hợp chất trong nhiều năm trời, các nhà khoa học chỉ phải nghiên cứu một số ít những chất nào khả dĩ nhất. Theo đó, chỉ cần vài tuần để các chuyên gia tổng hợp và thử nghiệm các chất trên máu của động vật và người.

Theo Giáo sư Petrovsky, thông thường để phát triển một loại vắc xin cúm, các tập đoàn dược phải mất khoảng 5 năm với hàng nghìn nhà nghiên cứu làm việc liên tục để sàng lọc hàng triệu hợp chất. Với sự trợ giúp bởi AI, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Petrovsky chỉ mất khoảng 2 năm để nghiên cứu, phát triển loại vắc xin mới này.
 
Đột phá: Loại vắc xin đầu tiên trên thế giới được phát triển hoàn toàn từ trí tuệ nhân tạo

Dự kiến thời gian tới, vắc xin mới sẽ được thử nghiệm lâm sàng tại Hoa Kỳ trong khoảng 12 tháng với sự tham gia của 240 tình nguyện viên khỏe mạnh.

Dự án này được tài trợ bởi Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID). Loại vắc xin cúm mới được kỳ vọng đem lại hiệu quả hơn trong điều trị bệnh cúm.

Nhóm tác giả nghiên cứu cũng tin rằng loại vắc xin mới sẽ được thương mại hóa từ năm 2022, góp phần đẩy lùi căn bệnh cúm, nhất là cúm theo mùa. Dù trên thế giới hiện đã lưu hành nhiều loại vắc xin cúm nhưng đất nước Australia vẫn phải vật lộn với bệnh cúm mỗi năm. Thống kê từ đầu 2019 tới nay, đất nước này có tới hơn 200 ca tử vong và 100.000 ca nhiễm bệnh cúm.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/07/17/Quy trình bào chế vắcxin cúm từ trứng gà sạch - VnExpress Sức Khỏe_17072019190331.mp4[/presscloud]
Quy trình bào chế vắc xin cúm từ trứng gà sạch ở Việt Nam. Video: VnExpress
 
 
Hà Ly (t/h)