Hàn Quốc trở thành một trong những "thiên đường" làm hàng hiệu nhái không thua kém Trung Quốc

Admin
Kì lạ thay một quốc gia phát triển như Hàn Quốc lại xuất hiện tràn lan hàng hiệu nhái được sản xuất ngay trong nước.
Theo thông tin từ chính phủ Hàn Quốc thì nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái các thương hiệu thời trang cao cấp đặc biệt là các sản phẩm của hãng Louis Vuitton ngày càng tăng cao. Từ hơn 100 năm qua, thương hiệu Louis Vuitton được biết đến bởi sự sang chảnh cũng như quý phái của mình. Thậm chí ngay cả tại thị trường thời trang xa xỉ thì việc sở hữu những món item của Louis Vuitton vẫn rất khó khăn, điều này vô hình tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của hàng giả hàng nhái.
 
Hàn Quốc trở thành thiên đường sản xuất hàng hiệu nhái
Quầy hàng hiệu nhái ở chợ Myeongdong, Hàn Quốc
 
Chính phủ Hàn Quốc xác nhận đã có 432 sản phẩm khác của LV bị làm fake từ năm 2017 và chỉ tính riêng năm 2020 đã có 191 trường hợp. Gucci cùng Chanel là hai thương hiệu theo sau với 340 và 231 sản phẩm bị giả mạo. Nếu quy số tiền mà khách hàng tại Hàn Quốc bỏ ra để mua đồ replica sang đồ thật, Louis Vuitton sẽ có được $193.5 tỉ Won (xấp xỉ $166 triệu USD). 
 
Tiếp theo là doanh thu của đồng hồ Rolex giả trị giá 195,1 tỷ won (171,89 triệu USD), trang sức giả Cartier trị giá 146,7 tỷ won (129,25 triệu USD) và hàng may mặc và phụ kiện Chanel giả trị giá 144,6 tỷ won (127,4 triệu USD). Burberry và Gucci theo sau Chanel, với 92,4 tỷ won (81,6 triệu USD) và 74,8 tỷ won (66,1 triệu USD) hàng giả được báo cáo.
 
Điều này đã vô tình gây ra cơn sốt các sản phẩm được bao phủbởi logo thương hiệu có danh tiếng ở Hàn Quốc. "Cơn bão" các sản phẩm ở phương Tây tràn vào phương Đông đã sinh ra tâm lí sính ngoại. Người dân dần hạn chế ủng hộ các sản phẩm tới từ các thương hiệu nội địa và chạy đua theo cơn sốt các thương hiệu quốc tế.
 
Hàn Quốc trở thành thiên đường sản xuất hàng hiệu nhái
Cửa hàng bán đồ fake Oksu-dong, trung tâm thủ đô Seoul
 
Thủ đô Seoul được xếp hạng là thị trường tiêu thụ lớn nhất trong nước, tiếp theo là Gyeonggi-do và Busan. Seoul là trung tâm bán lẻ sang trọng, sản xuất công nghệ cao và là trụ sở của các ngân hàng hàng đầu và các công ty tài chính khác. Hơn nữa, lực lượng lao động có tay nghề cao và công nghệ tiên tiến đã thúc đẩy tăng trưởng thu nhập và tiêu dùng trong cư dân. Các doanh nghiệp kinh doanh hàng xa xỉ có thể nhắm đến cả tầng lớp trung lưu và các hộ gia đình giàu nhất ở Seoul với nhiều loại sản phẩm và dịch vụ xa xỉ.
 
Tuy nhiên việc kinh tế thế giới đang có dấu hiệu đi xuống khiến người tiêu dùng có xu hướng tìm đến những sản phẩm hàng replica, hay có thể hiểu là loại hàng nhái được làm giống đến 90% so với hàng thật. 
 
 
Theo Thanh Thùy/SKCĐ