Lười rời giường là dấu hiệu của người thông minh

Nhiều người cho rằng, chẳng có gì tốt từ sự lười biếng, nhất là khi bạn vẫn còn quấn quýt với chăn gối thì cả thế giới đã chào đón ngày mới rồi.

Khi chúng ta mệt mỏi hay ốm đau, chiếc giường thân yêu và những giấc ngủ nướng có sức cám dỗ rất lớn. Thế nhưng, vào ngày bình thường, việc rời giường vào buổi sáng của bạn vẫn vô cùng khó khăn?

 

Vâng, đó chính là do bạn lười. Nhưng đừng vội trách bản thân, các nhà khoa học đã chứng minh: Lười rời giường là dấu hiệu của người thông minh.

 

Không muốn thức dậy vào buổi sáng thực sự là một lập trường chống lại gen của bạn

 

Một nghiên cứu ở Anh có tên: "Tại sao cú đêm thông minh hơn?" đã giúp chúng ta có cái nhìn lại về quá khứ, về tổ tiên của mình. Theo các nhà nghiên cứu Satoshi Kanazawa và Kaja Perina, con người ngày xưa vốn ngủ sớm và dậy sớm.

 

Đi lệch khỏi chuẩn mực, vốn là một phần của con người kể từ khi bắt đầu, nghĩa là có những người chỉ muốn bắt đầu một ngày thực sự phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Đây là một dấu hiệu của trí thông minh.

 

Do đó, vấn đề ngủ nướng chỉ mới xuất hiện khoảng thời gian gần đây.

 

Lười rời giường là dấu hiệu của người thông minh

Ngủ nướng chỉ mới xuất hiện khoảng thời gian gần đây.

 

Hơn nữa, việc không muốn rời giường cho thấy sự chủ động, dù rất nhỏ của người đó. Nếu chúng ta có mong muốn lắng nghe cơ thể để không bị lệch quỹ đạo của đồng hồ sinh học, chứng tỏ chúng ta là người độc lập. Chẳng qua là, những người muốn ngủ nướng đã tìm thấy đam mê của riêng mình và tự đưa ra giải pháp.

 

Ít nhất, việc giải quyết vấn đề muốn ngủ nhiều hơn cho thấy chúng ta có logic cơ bản, sự hiểu biết về nguyên nhân và kết quả và chúng ta không từ chối, tức là đã có câu trả lời rõ ràng.

 

Nghiên cứu khẳng định: 'Cú đêm' thường hạnh phúc hơn người thức dậy sớm

 

Một nghiên cứu của Đại học Southampton đã xem xét mô hình giấc ngủ của 1.229 đàn ông và phụ nữ, cũng như hoàn cảnh kinh tế xã hội của họ.

 

Nói chung, những người đi ngủ gần nửa đêm và thức dậy sau 8 giờ sáng, được gọi là 'cú đêm' có mức thu nhập cao hơn và lối sống thoải mái hơn, hạnh phúc hơn, đặc biệt khi so với người dậy sớm vào buổi sáng - được mệnh danh là 'những chú chim chăm chỉ'.

 

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chúng ta dành phần lớn cuộc sống để ngủ. Thực tế, những người dành ít nhất 12 tiếng trên giường mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người bình thường. Trong đó, những người ngủ 8 tiếng 1 ngày có nguy cơ tử vong thấp nhất.

 

Lười rời giường là dấu hiệu của người thông minh

Cảm thấy quá lười để ra khỏi giường có thể là một dấu hiệu của trí thông minh.

 

Cuối cùng, cần ghi nhớ, giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe chúng ta, nên cần phải được chăm chút kỹ lưỡng. Không nên ngủ quá nhiều, cũng không nên ngủ quá ít. Và điều tuyệt vời nhất là, bạn không nhất thiết phải là 1 thiên tài để có được giấc ngủ ngon, vì bất kỳ ai cũng có thể làm được.

 

Những lời khuyên của chuyên gia dành cho “cú đêm”

 

Để giữ sức khỏe tốt, những người thích ngủ muộn, dậy muộn cần ghi nhớ những điều sau đây:

 

Uống đủ nước

 

Nước chiếm ¾ cơ thể, có chức năng cân bằng điện giải và giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt nhất. Khi thức khuya, cơ thể thường bị mất nước, khiến da khô, nhăn nheo và mệt mỏi.

 

Do đó, cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngay sáng thức dậy nên uống ngay 1 cốc nước, vì uống nước khi bụng trống rỗng có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất ít nhất 24%.

 

Lười rời giường là dấu hiệu của người thông minh

Uống đủ nước rất quan trọng. 

 

Ăn lành mạnh, đủ chất

 

Thói quen ăn đồ ăn nhanh ngày càng khiến sức khỏe con người đi xuống, hao mòn cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.

 

Nếu thức khuya, nên ăn tối trước 8 giờ. Nếu cảm thấy đói khoảng thời gian từ 12h đến 5h sáng, bạn chỉ nên ăn các món ăn nhẹ, chứa nhiều chất xơ và protein. Không ăn các món chiên rán, nhiều chất béo hay nhiều đường. Có thể uống 1 ly sữa nóng, hay ăn 1 bát cháo cũng sẽ rất tốt cho cơ thể.

 

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên bổ sung chất xơ từ rau, củ, quả; bổ sung vitamin A để khỏe mắt; vitamin B giúp não hoạt động tốt hơn.

 

Ngủ ít hay nhiều không quan trọng, quan trọng phải ngủ sâu

 

Thức khuya khiến thời gian ngủ ít đi, não bộ còn bị kích thích vì áp lực phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, đèn điện càng khiến bạn khó ngủ. Để cơ thể phục hồi, bạn cần ngủ thật sâu, không ngắt quãng ít nhất 4-5 tiếng một ngày.

 

Do đó, trước khi đi ngủ, hãy dọn dẹp gọn gàng, tắt đèn và thư giãn nhẹ nhàng bằng một vài động tác thể dục. Việc này khiến cơ thể dần thích nghi, thoải mái và sẵn sang chìm vào giấc ngủ.

 

Ngoài ra, nếu là ‘cú đêm’, hay ngủ nướng, cần ghi nhớ thêm mẹo này để đầu óc tỉnh táo vào sáng hôm sau:

 

Thức dậy sớm hơn hai tiếng, cố gắng tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.

 

Ngủ sớm hơn hai tiếng, giảm tiếp xúc với những nguồn sáng trong phòng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

 

Duy trì khung giờ ngủ và dậy cả tuần như trên.

 

Ăn sáng và trưa vào một thời điểm nhất định trong ngày, bữa tối không ăn sau 19h.

 

[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/07/11/(VTC14)_Phát hiện mới- Giấc ngủ ngon tạo cảm giác như trúng số_11072019093523.mp4[/presscloud]

Phát hiện mới: Giấc ngủ ngon tạo cảm giác như trúng số. Nguồn: VTC14

Xem thêm: Câu chuyện cho thấy lối tư duy thông minh nhất thế giới của người Do Thái

Thùy Nguyễn (Theo Brightside)