Bão Milton phát triển mạnh và di chuyển nhanh kéo theo vòi rồng ở Đại bình nguyên Bắc Mỹ. Ảnh: Alamy.
Theo nhà nghiên cứu Brian McNoldy thuộc Đại học Miami, đường đi của bão Milton "không phải là chưa từng có tiền lệ song rất hiếm gặp".
"Trong số những cơn bão từng di chuyển theo lộ trình này, bão Milton có cường độ khủng khiếp nhất", ông McNoldy nói thêm.
"Bão Milton kỳ lạ theo nhiều cách khác nhau", chuyên gia về bão và khí tượng Gabriel Vecchi thuộc Đại học Princeton nhận định. "Đây có lẽ là cơn bão kỳ lạ nhất các nhà khí tượng từng bắt gặp ở bờ tây Florida".
Tuy nhiên, những cơn bão hiếm gặp đang đổ bộ vào Mỹ với tần suất ngày càng cao.
Vào tháng 9, bão Helene càn qua Florida, đánh dấu cơn bão lớn (trên cấp 4) thứ 7 đổ bộ vào đất Mỹ trong 8 năm qua. Tần suất này cao gấp 3 lần tỷ lệ bão lớn tràn vào Mỹ hàng năm kể từ năm 1950, theo AP.
Trước khi 2 cơn bão Helene và Milton đổ bộ, Mỹ đã trải qua 12 năm yên bình khi không có cơn bão lớn nào càn qua trong suốt giai đoạn 2005-2016.
Nếu bão Milton đổ bộ Tampa, khu vực dễ bị tổn thương trước các cơn bão sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: New York Times. |
Nhà khí tượng học và chuyên gia về bão Kristen Corbosiero của Đại học Albany cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu cũng góp phần khiến các cơn bão lớn trở nên đáng sợ hơn so với quá khứ.
Bà Corbosiero và ông Vecchi cũng có chung quan điểm cho rằng nhiệt độ cao ở vùng nước biển nơi bão Milton hình thành kết hợp với sự thay đổi khí hậu do con người gây ra đã khiến cơn bão này trở nên hung hãn.
Bão Milton hình thành ở Vịnh Campeche thuộc vùng tây nam Vịnh Mexico. Trong một thời gian dài, các nhà dự báo thời tiết không cho rằng khối không khí thiếu ổn định ở khu vực này có thể phát triển thành một cơn bão nhiệt đới, chứ chưa kể đến một cơn bão huỷ diệt như Milton.
Tuy nhiên, một khi đã thành hình, bão Milton nhanh chóng phát triển nhờ mực nước biển ấm và tránh được những cơn gió giật ngang cấp cao, vốn thường có khả năng chém bão và làm chúng suy yếu, đặc biệt là vào mùa thu.
Các chuyên gia cho rằng việc bão Milton suy yếu khi đến gần Florida một phần cũng nhờ những cơn gió giật ngang nói trên.
Những đống đổ nát ở Florida để lại bởi bão Helene gây quan ngại khi bão Milton đổ bộ. Ảnh: New York Times. |
Nước ấm cũng giúp bão phát triển mạnh và tăng cấp nhảy vọt. Trên đường đi của bão Milton, nhiệt độ nước biển được ghi nhận vào khoảng 30,5 độ C, cao hơn gần 1 độ C so với mức bình thường và gần chạm ngưỡng kỉ lục.
"Một phần lý do khiến nước biển ấm lên nằm ở tình trạng nóng lên toàn cầu", ông Vecchi nói.
Nhà khí tượng thuộc Đại học Princeton cũng nói thêm rằng El Nino, một sự nóng lên tự nhiên của các vùng nước đại dương ảnh hưởng đến thời tiết trên toàn thế giới, và các yếu tố tự nhiên khác đã đóng vai trò thúc đẩy bão Milton mạnh lên.
"Giờ thì cơn bão có nhiều nguồn năng lượng hơn bao giờ hết", ông Vecchi nói.
Ngoài ra, Milton có kích thước mắt bão tương đối nhỏ, chỉ khoảng 6,5 km, cũng tạo điều kiện để cơn bão này mạnh lên nhanh chóng.
Bà Corbosiero cũng không nghĩ ra được một cơn bão nào có lộ trình di chuyển tương tự bão Milton, đặc biệt là vào tháng 10, thời điểm các cơn bão mạnh ít di chuyển qua vùng Vịnh Mexico.
Ông Klotzbach cho biết cơn bão gần nhất có đường đi như bão Milton là vào năm 1848.
Thông thường, các cơn bão hình thành ở Vịnh Mexico bắt đầu ở phía đông và đi về phía tây hoặc chỉ đi về phía bắc. Tuy nhiên, bão Milton lại đang đi về phía đông-đông bắc.
Ông Vecchi giải thích rằng hệ thống thời tiết ở Canada và bờ biển phía đông của Mỹ đang đẩy những cơn gió tây xuống khu vực nơi mà bão Milton quét qua.
Bà Corbosiero cũng nói rằng với đường đi "cực hiếm" như bão Milton, khu dân cư Tampa đã đứng trước nguy cơ tổn thương nặng nề.
"Hoàn cảnh nó nếu xảy ra sẽ thực sự rất tệ", bà Corbosiero nói.
Năm cuốn sách về khí hậu nên đọc
Mục Thế giới giới thiệu với độc giả 5 cuốn sách mà các chuyên gia khí hậu của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế cho rằng nên đọc về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.