Đau cổ tay nghe có vẻ đơn giản nhưng lại gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của bạn; gây khó khăn khi làm việc, lái xe và nhiều việc sinh hoạt khác.
Nguyên nhân gây đau cổ tay là gì?
Nguyên nhân gây
đau cổ tay có rất nhiều. Theo Mayo Clinic (tổ chức phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ và toàn thế giới), nhiều trường hợp đau cổ tay xảy ra sau một chấn thương bất ngờ như bị ngã chẳng hạn. Loại chấn thương cấp tính này có thể dẫn đến một loạt các tình trạng gây đau bao gồm bong gân, căng thẳng hoặc gãy cổ tay. Trong những trường hợp như thế, bạn nên tìm đến bác sĩ để có được chế độ chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn xuất hiện dần dần, đau cổ tay có thể liên quan đến viêm khớp. Viêm xương khớp có thể khiến cho sụn dọc khớp cổ tay xấu đi theo thời gian. Viêm khớp dạng thấp, trong đó hệ thống miễn dịch phá vỡ các mô khớp trên khắp cơ thể, cũng có thể dẫn đến đau ở vùng cổ tay.
Ngoài ra, hội chứng ống cổ tay, trong đó dây thần kinh giữa bị kích thích khi truyền vào bàn tay cũng có thể dẫn đến đau cổ tay và tê ở ngón tay. Các u nang hạch cũng có thể phát triển trên đỉnh cổ tay (đối diện với lòng bàn tay) và gây ra các triệu chứng đau cổ tay.
Nhiều trường hợp đau cổ tay xảy ra sau một chấn thương bất ngờ như bị ngã chẳng hạn.
Cuối cùng, các hoạt động thể thao hoặc công việc lặp đi lặp lại có thể khiến gân cổ tay bị đau và viêm. Bất kể nguyên nhân là gì, các bài tập chi tiết dưới đây là điểm khởi đầu tuyệt vời để giúp giảm đau hiệu quả.
Những bài tập trị đau cổ tay hiệu quả chỉ trong vài phút
1. Kéo dài phạm vi chuyển động nhẹ nhàng
Nếu bạn đang bị đau cổ tay, hãy bắt đầu với một số bài tập chuyển động nhẹ. Theo báo cáo của Trường Y Harvard, kỹ thuật này có thể giúp làm giảm cứng cổ tay, đau và sưng; đặc biệt hữu ích nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng viêm xương khớp.
Cách thực hiện:
Ngồi trên ghế với cẳng tay trên cánh tay và cổ tay để thả tự do. Nếu bạn muốn, cuộn một chiếc khăn nhỏ và đặt nó dưới cẳng tay để thoải mái hơn.
Di chuyển bàn tay xuống phía dưới cho đến khi cảm thấy một sự kéo dài nhẹ trên đỉnh cổ tay. Giữ vị trí này 5-10 giây và hoàn thành 10 lần lặp lại.
Tiếp theo, đảo ngược chuyển động và di chuyển bàn tay lên trên cho đến khi cảm thấy một lực kéo ở phía dưới cổ tay. Hoàn thành cùng một số lần lặp lại như trên.
Làm điều này ba lần mỗi ngày theo mỗi hướng. Khi cơn đau bắt đầu dịu bớt, bạn có thể thêm một lượng nhỏ áp lực bằng tay kia để nhẹ nhàng tăng độ căng.
2. Bài tập với dây đàn hồi
Sử dụng một dây đàn hồi (dây cao su) là một cách dễ dàng và thuận tiện để trị đau cổ tay. Caitlin Murray - huấn luyện viên thể thao được cấp phép cho Vật lý trị liệu Athletico ở Chicago cho biết: “Bài tập này tăng sự ổn định và sức mạnh cho cổ tay mà không quá tải khớp tay; đặc biệt hữu ích cho những người cổ tay bị viêm khớp hoặc viêm gân”.
Cách thực hiện:
Ngồi trên ghế với cánh tay đặt trên chân và lòng bàn tay treo ở đầu gối hướng xuống dưới.
Cố định một dây đàn hồi dưới chân và giữ một đầu dây đủ chặt để cung cấp một lực cản vừa phải, nhưng cũng đủ lỏng để chuyển động không quá khó khăn.
Từ từ di chuyển cổ tay hướng lên trần nhà, sau đó hướng xuống sàn nhà.
Sau khi bạn hoàn thành 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần; xoay cánh tay và lặp lại bài tập với lòng bàn tay hướng lên.
Hoàn thành bài tập theo từng hướng ba lần mỗi tuần.
3. Bài tập giảm lực ép dây thần kinh
Nếu bạn mắc
hội chứng ống cổ tay, bài tập này có thể giúp giảm đau ở cổ tay và bàn tay. Kỹ thuật này được đề xuất bởi Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, giúp giảm sự chèn ép lên dây thần kinh giữa của bạn.
Chậm rãi chuyển từ vị trí một tay sang vị trí tiếp theo, cố gắng giữ mỗi vị trí trong ba đến bảy giây trước khi tiếp tục. Trong bài tập này, tạm thời lúc đầu bạn có thể cảm thấy các triệu chứng tồi tệ hơn.
Cách thực hiện:
Nắm chặt tay, để ngón tay cái ra ngoài giống như thể bạn chuẩn bị đấm ai đó.
Sau đó, duỗi thẳng các ngón tay, bao gồm cả ngón tay cái. Tiếp theo, mở rộng ngón tay và ngón cái về phía trước về phía cẳng tay.
Xoay bàn tay sao cho lòng bàn tay hướng lên trên và di chuyển ngón tay cái ra khỏi bàn tay của bạn bằng tay kia.
Cuối cùng, sử dụng tay kia để kéo ngón tay cái về phía sau và nhẹ nhàng kéo căng nó.
Hoàn thành 10 đến 15 lần lặp lại chu trình này mỗi ngày và cố gắng thực hiện điều này sáu đến bảy lần mỗi tuần.
Khi nào cần gọi bác sĩ?
Nếu thực hiện các bài tập trên mà triệu chứng của bạn không cải thiện hoặc ngày càng xấu đi, đã đến lúc phải tìm đến bác sĩ.
Theo Bệnh viện Lagone tại Đại học New York, một số tình trạng đau cổ tay phải cần đến các phương pháp điều trị bổ sung để giảm đau nhức đúng cách. Việc điều trị bao gồm những điều đơn giản như nghỉ ngơi, bó bột hoặc nâng cánh tay, sửa đổi không gian làm việc. Trong các trường hợp khác, phương pháp điều trị như thuốc theo toa hoặc tiêm
chống viêm có thể cần thiết hơn.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/10/24/JEX MAX- Bài tập dành cho người đau nhức tay, tê khớp dạng thấp_24102019090010.mp4[/presscloud]
JEX MAX- Bài tập dành cho người đau nhức tay, tê khớp dạng thấp.
Thùy Nguyễn (Theo Livestrong)