Trong giai đoạn thời tiết giao mùa, trẻ em có thể dễ mắc nhiều bệnh. Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus đường ruột gây ra, hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Giống virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).
Cho đến nay, thế giới chưa có vắc xin để phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng của người đã mắc bệnh, có biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não dễ dẫn đến tử vong.
Bài Thuốc Nam chữa chân tay miệng
Theo BS Đông y Hoàng Xuân Đại, trong đông y truyền thống không đề cập đến căn bệnh có tên tay - chân - miệng. Tuy nhiên, căn cứ vào những triệu chứng biểu hiện có thể sử dụng một số bài thuốc đơn giản hỗ trợ điều trị tay chân miệng
Chữa tay chân miệng bằng chanh muối, ô mai chanh
Trẻ bị tay chân miệng thường bị các tổn thương ở vùng da và vết loét ở miệng, do đó việc sử dụng các bài thuốc nam giúp diệt khuẩn, làm lành các tổn thương là việc làm rất cần thiết. Chanh từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm tốt. Đặc biệt khi kết hợp cùng với mật ong thì sẽ trở thành bài thuốc nam chữa bệnh tay chân miệng tuyệt vời, giúp tiêu diệt virus gây bệnh và làm liền các tổn thương ở da. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý là không sử dụng liệu pháp chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam này cho những trường hợp mụn nước của trẻ đã bị vỡ gây loét miệng, sưng miệng, bởi tính axit có trong chanh có thể khiến vết thương của trẻ càng trở nên sót hơn
Cây bạc hà
Từ lâu bạc hà đã được biết đến là loại cây thuốc nam có công dụng chữa bệnh rất tốt, gần đây các nghiên cứu y học còn chỉ ra bạc hà chữa bệnh tay chân miệng trẻ em khá tốt, nhờ tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và thanh nhiệt. Bên cạnh đó bạc hà còn có khả năng điều trị hiệu quả ung nhọt, mụn lở… Bài thuốc chữa tay chân miệng được thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một nắm bạc hà đun với 1 lít nước, đun trong khoảng 15 phút và lấy nước dùng 2 cốc mỗi ngày.
Tỏi – Dược thảo chữa tay chân miệng an toàn, hiệu quả
Tương tự như chanh và bạc hà tỏi cũng là loại thực phẩm có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt cũng như giúp điều trị các vết loét, ngăn ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả. Không cần phải chế biến hay kết hợp với 1 loại dược thảo nào khác bạn chỉ cần chú ý sử dụng tỏi làm gia vị chính trong các món ăn của trẻ là đã có thể hỗ trợ trẻ điều trị bệnh tay chân miệng.
Rau diếp cá giúp hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả
Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng rau diếp cá để hỗ trợ điều trị tay chân miệng tại nhà, bởi theo nghiên cứu thành phần của rau diếp cá có tác dụng kháng virus hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần dùng rau diếp cá giã nát, sau đó cho vào nước sôi để tắm, tiếp đó dùng nước cốt nghệ thoa vào các vết mụn nước, lở loét hoặc dùng gel nha đam thoa vào vùng thương tổn trên da của bé. Đơn giản hơn bạn cũng có thể sử dụng rau diếp cá xay và cho trẻ uống từ 5-7 ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả.
Công dụng "bất ngờ" đến từ những loại thảo mộc gần gũi-Rau Sam
Thời gian gần đây, tại các diễn đàn dành cho phụ nữ xuất hiện nhiều bài viết nói về tác dụng “thần kỳ” của các loại thảo mộc dễ tìm kiếm như lá bàng và rau sam để chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Được biết bên trong thân cây bé nhỏ này có chứa rất nhiều dinh dưỡng khá tốt như: Vitamin A, C, canxi, sắt, acid folic và cholin. Chỉ với 100g rau sam có chừng 93g nước nên có tác dụng thải độc tốt nhất nhì trong số những loại rau khác có cùng công dụng. Rau sam cũng có khả năng thải trừ bisphenol A -một chất độc, nên giúp cơ thể thanh lọc hiệu quả.
rau sam sau khi rửa sạch ngâm với nước muối và nấu trong vòng một tiếng rồi chắt lấy nước. Một phần cho trẻ uống, phần còn lại dùng lau trên người trẻ. Tương tự sử dụng rau diếp cá sẽ chữa bệnh chỉ trong 5-7 ngày. Loại rau này chỉ cần giã nát rồi ngâm trong nước ấm rồi tắm cho trẻ. Cũng có thể xay nát rau rồi chắt nước cho trẻ uống.
Nhìn chung chữa tay chân mệng bằng bài thuốc dân gian khá đơn giản, hiệu quả lại an toàn. Việc sử dụng thuốc nam để phòng trị hoặc hỗ trợ trị liệu tại nhà cần có sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của thầy thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền có uy tín. Nếu trẻ có những biểu hiện lạ, cần đưa ngay đến bệnh viện, để xử lý một cách kịp thời.
Xem thêm: Các bài thuốc dân gian trị cảm cúm cho trẻ sơ sinhNguyễn Dung(t/h)