Cách bấm huyệt điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ

Nếu mất ngủ thường xuyên đang hành hạ mà bạn lại không muốn phải sử dụng những viên thuốc gây buồn ngủ một cách liên tục, hãy thử bấm một số huyệt vị sau, chắc hẳn giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện tốt hơn.
Mất ngủ, khó ngủ là nỗi khổ của rất nhiều người, nhất là những người bị mất ngủ kinh niên. 76% người Việt Nam gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ thấp. Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý, cuộc sống và công việc. Những lo âu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, đau đầu dai dẳng, thiếu tập trung, suy nhược cơ thể, chất lượng cuộc sống và công việc suy giảm là những hệ lụy mà chứng khó ngủ, mất ngủ gây ra cho người bệnh. 
 
Biện pháp chữa mất ngủ, khó ngủ mà nhiều người sử dụng là thuốc ngủ, thuốc hướng thần. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây chỉ giúp bạn đi vào giấc ngủ tạm thời, không thể giải quyết được triệt để tình trạng khó ngủ. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc ngủ ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, lạm dụng thuốc ngủ người bệnh thường gặp phải những tác dụng phụ và hệ lụy nguy hiểm. 
 
Theo Y học cổ truyền, mất ngủ có liên quan đến tình trạng suy yếu của phủ tạng như can, thận, tỳ, tâm. Bấm huyệt dễ ngủ là liệu pháp dùng kỹ thuật đôi bàn tay tác động lên vị trí các huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng tắc nghẽn lưu thông máu, thư giãn hệ thần kinh trung ương và các cơ, cải thiện chức năng phủ tạng để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
 
Bam-huyet-dieu-tri-mat-ngu

 

Có nên bấm huyệt chữa mất ngủ?

 
Như đã nói ở trên, bấm huyệt dễ ngủ tác động lên vị trí các huyệt vị, hệ thống mạch máu, dây thần kinh, cơ giúp khí huyết lưu thông, giải phóng cơ, thư giãn hệ thần kinh trung ương, cải thiện tuần hoàn máu và dễ ngủ. Đồng thời, xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng đối với các bệnh lý thần kinh, rối loạn tiền đình, đau đầu mãn tính, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp…
 
Vì trị liệu hoàn toàn bằng đôi bàn tay, không có sự can thiệp của dụng cụ y tế, không sử dụng thuốc nên bấm huyệt để dễ ngủ không gây đau, an toàn, không tác dụng phụ. Nếu thực hiện trị liệu đúng kỹ thuật kết hợp với liệu pháp điều trị mất ngủ, cải thiện tâm trạng và nội tiết bằng thảo dược phù hợp, bấm huyệt chữa mất ngủ, khó ngủ cho hiệu quả cao và lâu dài.
 
Bấm huyệt dễ ngủ phù hợp với các trường hợp mất ngủ, khó ngủ do stress, tinh thần căng thẳng, áp lực công việc và cuộc sống, khí huyết ứ trệ, rối loạn nội tiết, rối loạn tiền đình, thay đổi giờ giấc đột ngột, chức năng hệ tiêu hóa hoạt động kém…
 

Cách bấm huyệt dễ ngủ chuẩn khoa học bạn nên biết

 
Các kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt tại các huyệt đạo ở vùng đầu, cổ vai gáy, tay, chân sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn, ngủ ngon và sâu giấc tự nhiên. Theo đó, các vùng cơ thể và vị trí các huyệt cần xoa bóp bấm huyệt vùng đầu giúp dễ ngủ.
 

Huyệt ấn đường

 

Bam-huyet-dieu-tri-mat-ngu
 
Vị trí: Huyệt Ấn đường nằm ở trung tâm giữa hai đầu lông mày.

Cách bấm: Dùng đầu ngón tay giữa của bàn tay trái day huyệt ấn đường khoảng 10 lần trước khi đi ngủ.

Tác dụng: Bấm huyệt Ấn đường sẽ giúp đầu óc được thư giãn, giảm bớt căng thẳng trong công việc, cuộc sống, giảm tình trạng đau đầu và chứng mất ngủ cũng theo đó suy giảm. nằm ở ngay chính giữa sống mũi, giao nhau với hai đầu lông mày. Hãy thực hiện day nhẹ vị trí này trong khoảng thời gian từ 3-5 phút, bạn sẽ cảm thấy chứng mất ngủ được cải thiện đáng kể. Do đó, bấm huyệt là một phương pháp thay thế với tỉ lệ rủi ro thấp và an toàn cho hầu hết mọi người. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Thuốc ngủ chỉ phát huy tác dụng ở một số người, nhưng lại đi kèm tác dụng phụ.
 

Huyệt An miên

 

Bam-huyet-dieu-tri-mat-ngu
 
Vị trí: Cũng quanh phần đầu, huyệt An miên nằm sau tai, cách phần dái tai tầm 1,5cm. 

Cách bấm: Ngón trỏ của tay thuận đặt ra sau tai, dò tìm huyệt an miên, đơn giản chỉ day nhẹ vào huyệt ở hai bên tai, mỗi bên khoảng 15 lần. Ngồi thẳng hoặc nằm ngửa, đẩy nhẹ cằm lên, ngón tay cái đặt vào vai, ngón trỏ vuốt từ sau tai xuống dưới vai và ngược lại cho tới khi vùng cổ ấm lên.

Tác dụng: Bấm huyệt an miên cũng có tác dụng giúp đầu óc thư giãn, trị chứng mất ngủ đơn giản và hiệu quả. Khi thực hiện cần lưu ý các động tác cần chậm rãi, chính xác, xoa đến khi nào thấy vùng cổ ấm nóng lên là được. Nằm ở vùng cổ, phía sau tai, bên cạnh xương lồi. Sau khi xác định vị trí này, hãy đặt một ngón tay phía sau hai bên dái tai và di chuyển các ngón tay ngay phía sau phần nhô ra của xương với một áp lực nhẹ. Trong bấm huyệt và châm cứu, An Miên là huyệt có khả năng tác động tới các cơ quan của hệ thần kinh, để điều trị chứng mất ngủ. Một số người cũng sử dụng huyệt này để giảm lo lắng, chóng mặt và đau đầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng những điểm này kết hợp với những điểm khác có thể giúp điều trị chứng mất ngủ do trầm cảm.
 

Huyệt Thiên trụ

 

Bam-huyet-dieu-tri-mat-ngu

 
Vị trí: Nằm cách hộp sọ 1,5 cm và cách cột sống 1.5 cm từ bên ngoài vào.

Cách bấm: Lấy hai tay vòng ra xong, tìm đúng vị trí huyệt Thiên Trụ. Ấn và day huyệt 10-15 lẫn, Massage rồi bóp nhẹ vùng cổ để máu lưu thông.

Tác dụng: Bấm huyệt thiên trụ giúp chữa bệnh mất ngủ, đỡ mệt mỏi, đau đầu và kiệt sức.
 

Huyệt Thần môn

 

Bam-huyet-dieu-tri-mat-ngu

 
Vị trí: Huyệt Thần Môn nằm ở vị trí dưới bàn tay từ ngón út thẳng xuống, trong trung y 12 kinh lạc nó thuộc về huyệt vị tâm kinh.

Cách bấm: Dùng ngón cái bấm vào huyệt Thần Môn ở cạnh cổ tay. Thực hiện đến khi xung quanh huyệt hơi sung lên, duy trì thêm 30 giây rồi đổi tay.

Tác dụng: Thường xuyên kích thích huyệt vị này sẽ hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, mộng mị, hồi hộp, hay quên, động kinh. Nằm ở mặt dưới của cổ tay, phía bên trong. Hãy sử dụng ngón cái ấn vào huyệt thần môn và day ấn huyệt khoảng 10 lần, khi ấn có cảm giác căng tức năng thì giữ khoảng 30 giây. Nghiên cứu năm 2010 trên 50 người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, nhận thấy phương pháp day ấn huyệt thần môn có tác dụng giúp giảm chứng mất ngủ ở họ. Một nghiên cứu khác trên những người mắc bệnh Alzheimer và rối loạn giấc ngủ, phát hiện ra rằng bấm huyệt hàng ngày trên huyệt Thần Môn đã giúp họ cải thiện thời lượng và chất lượng giấc ngủ, đồng thời làm giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
 

Huyệt Thái Xung

 

Bam-huyet-dieu-tri-mat-ngu
 
Vị trí: Huyệt thái xung nằm ở trên mu bàn chân giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai như hình vẽ. 

Cách bấm: Mỗi lần bấm giữ huyệt này từ 3-5 giây, làm như vậy cũng có tác dụng trợ giúp giấc ngủ.

Tác dụng: Bấm huyệt Thái xung giúp giấc ngủ sâu và không thức giấc giữa đêm. Ngoài ra, huyệt Thái xung cũng kết nối với kinh mạch của gan. Do đó, nó còn có thể hỗ trợ điều trị các loại bệnh gan có hiệu quả cao, giảm huyết áp, bình gan thanh nhiệt, thậm chí là điều hòa kinh nguyệt.
 

Huyệt Dũng tuyền

 

Bam-huyet-dieu-tri-mat-ngu

 

Vị trí: Huyệt vị này nằm ở dưới lòng bàn chân, khi co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt dũng tuyền.

Cách bấm: Hai chân để hướng tự nhiên lên trên hoặc ngồi khoanh chân lại. Sau đó dùng hai ngón cái xoa đi xoa lại từ gót chân tới huyệt dũng tuyền, hoặc dùng hai bàn tay vỗ nhẹ lên huyệt dũng tuyền, làm cho lòng bàn chân nóng lên. 

Tác dụng: Trước khi ngủ cũng có thể xoa bóp bàn chân sẽ giúp ngủ ngon hơn. Nhưng đối với phụ nữ mang thai và những phụ nữ đang ở trong kỳ kinh nguyệt cần lưu ý, nếu dùng lực quá mạnh hoặc quá thường xuyên cũng có thể gây co thắt tử cung.


Huyệt Tam âm giao

 

Bam-huyet-dieu-tri-mat-ngu

 
Vị trí: Nằm ở mặt trong của chân, ngay trên mắt cá chân.
 
Cách bấm: Hãy đếm bốn đốt ngón tay theo chiều rộng phía trên mắt cá chân rồi tác động một lực sâu một chút vào phía sau xương chân (xương chày), day theo hình tròn hoặc lên xuống trong vòng từ 4-5 giây.
 
Tác Dụng: Có thể giúp trị chứng mất ngủ, các vấn đề về tiết niệu và một số vấn đề về vùng chậu khác. Tuy nhiên, vị trí bấm huyệt này được khuyến cáo không nên áp dụng cho phụ nữ đang mang thai bởi huyệt điểm này sẽ kích thích chuyển dạ. Một cuộc điều tra năm 2016 đã chỉ ra tác dụng của huyệt Tam âm giao trong việc cải thiện tình trạng mệt mỏi và chất lượng giấc ngủ ở những người mắc bệnh ung thư vú. Theo đó, với việc áp dụng phương pháp bấm huyệt này như một thói quen 3 phút mỗi ngày, họ sẽ cảm thấy được thư giãn, cải thiện giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

Huyệt Thái khê

 

Bam-huyet-dieu-tri-mat-ngu

 
Vị trí: Nằm giữa đường nối của mép trong gân gót và bờ sau mắt cá chân trong.Cách bấm: Chân cần xoa bóp hơi co lại. Người cúi xuống. Tay đối diện đặt lên gót chân, đầu ngón cái đặt lên huyệt Thái khê. Dùng lực đầu ngón tay làm động tác ấn miết lên huyệt rồi lại thả tay ra, liên tục 14 lần. Cứ thế làm lần lượt hai bên 

Tác dụng: Thái khê là huyệt thuộc kinh Thận, có khả năng điều hòa âm dương, giảm mệt mỏi và căng thẳng, từ đó khắc phục tình trạng khó ngủ. Nghiên cứu năm 2014 cho thấy bấm huyệt ở những điểm này đã cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ở những người trung niên và cao tuổi bị huyết áp cao. Nó cũng giúp giảm huyết áp của họ xuống mức cho phép.
 
 

Nguyễn Dung (t/h)