Cơ chế sinh bệnh của đau đầu là ngoại cảm hay nội thương đều làm cho mạch lạc bất điều hòa, khí huyết bị trở ngại.
Nguyên nhân sinh chứng đau đầu
Theo
y học cổ truyền, đầu là nơi hội tụ của các đường kinh dưỡng, qua đó huyết tinh hoa của ngũ tạng, khí thanh dương của lục phủ đều hội tụ ở đầu.
Bệnh đau đầu thuộc phạm trù “đầu thống” của y học cổ truyền và được chia thành 2 loại là đau đầu do ngoại cảm và đau đầu do nội thương. Ngoại cảm gây đau đầu thường do lục dâm tác động vào đầu, trong đó phong tà giữ vai trò chủ đạo và kết hợp với hàn, nhiệt, thấp. Hàn làm tắc kinh mạch, nhiệt làm náo loạn thanh không (khí huyết nghịch loạn), thấp che thanh khiếu, thanh dưỡng, không thăng lên đầu được.
Nhức đầu, sợ gió là chứng đau đầu do phong nhiệt
Nội thương gây đau đầu thường do khí hư, khí huyết trệ, huyết ứ làm mạch lạc không được nuôi dưỡng hoặc thận thủy bất túc, can, dương thượng thăng, tình chí bất hòa, khí uất hóa hỏa làm thanh khiếu bị nhiễu loạn hoặc đờm ẩm thực tích.
Đông y trị chứng đau đầu
Đau, nhức đầu do ngoại cảm
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Thuệ, giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, đau nhức đầu do ngoại cảm là phải giải biểu tà. Nếu nhức đầu do phong hàn thì nên sơ phong tán hàn, dùng Xuyên khung trà điều tán gia giảm.
Nhức đầu do phong nhiệt nên sơ phong tán nhiệt, dùng bài Tang cúc ẩm. Nhức đầu do phong thấp hiệp với hàn nên trừ phong trục thấp, dùng bài Thần truật thang. Hiệp với nhiệt thì nên thanh hóa thấp nhiệt, dùng bài Thanh không cao.
Thăng ma là dược liệu có nguồn gốc từ y học Trung Hoa
Chứng “lôi đầu phong” nên tuyên thông thăng tán, dùng bài Thanh chấn thang. Kiêu có đờm trục ứ như nam tinh, bán hạ, bạch phụ tử, cương tằm, nhũ hương, một dược. Nếu dằng dai khó khỏi, thì nên châm trước gia giảm các vị thuốc khu phong thông lạc thuộc loại trùng như ngô công, toàn yết, địa long, phòng phong.
Đau, nhức đầu do nội thương
Trước hết, đau đầu do
khí hư có triệu chứng: cơn đau âm ỉ liên miên, làm việc quá sức thì đau tăng, người mệt ăn kém, thiếu khí, mạch tế vô lực. Đó là do lao lực quá độ hoặc sau khi ốm nặng, hoặc ăn uống thất thường gây nên khí hư, không nuôi dưỡng được đầu. Trường hợp này cần bài thuốc bổ khí gồm 20g hoàng kỳ; 6g cam thảo; 10g nhân sâm; 16g đương quy; 6g trần bì; 10g thăng ma; 10g sài hồ; 16g bạch truật; 6g tế tân; 12g xuân khung; 10g mạn kinh tử; 12g bạch chỉ. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.
Đau đầu do đờm trọc gây ra các triệu chứng như đầu đau căng, buồn nôn, nôn mửa đờm rãi, ngực bụng đầy tức, rêu lưỡi cáu trắng, mạch hoạt. Nguyên nhân là do đờm trọc thịnh, uất kết lại che mất đường lên của thanh dương gây nên. Trường hợp này cần bài thuốc hóa đờm giáng nghịch. Bài thuốc gồm có: 10g bạch chỉ, 16g hậu phác, 12g thổ phục linh, 12g bán hạ, 12g trần bì, 8g gừng sống. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.
Cây bạch chỉ - vị thuốc Nam quý có tác dụng trị chứng đau đầu
Đau đầu do huyết ứ là cơn đau đầu lâu không khỏi, chỗ đau cố định không di chuyển, như dùi dâm hoặc có tiền sử ngoại thương phần đầu, lưỡi tím hoặc có ban ứ, rêu trắng mỏng, mạch tế sáp. Trường hợp này cần bài thuốc hoạt huyết hóa ứ. Bài thuốc gồm có 30g xuyên khung; 30g cát căn; 30g diên hồ; 15g địa long; 30g ngưu tất; 3g tế tân; 9g bạch chỉ. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày.
Đau đầu do can dương vượng gây ra hiện tượng đầu váng, căng, đau, tâm phiền dễ cáu, ngủ không yên (tâm hỏa nhiễu động) mặt đỏ, mồm khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền hoặc tế sác (âm hư) thường là huyết áp cao vừa. Nguyên nhân là do can âm kém, can dương thượng cang gây đau đầu. Trường hợp này cần có bài thuốc trị bình can tiềm dương, gồm có: 9g thiên ma; 12g câu đằng; 9g sơn chi; 9g phục thần; 9g hoàng cầm; 12g ngưu tất; 9g đỗ trọng; 9g ích mẫu; 9g tang ký sinh; 9g dạ giao đằng; thạch quyết minh. Sắc uống ngày một thang, uống liền 7 ngày.
Xoa bóp, bấm huyệt cũng là phương pháp có khả năng chữa đau đầu hiệu quả. Chọn vị trí tránh gió, yên tĩnh khi tiến hành xoa bóp, bấm huyệt. Cách bấm huyệt rất đơn giản, ai cũng có thể tự áp dụng tại nhà. Dùng ngón tay trỏ day ở phần huyệt thái dương theo vòng cung. Cùng lúc bấm huyệt ở hai bên thái dương rồi di chuyển lên vùng trán và kết thúc ở phần chân mày. Áp dụng mẹo này mỗi khi có cơn đau đầu để tăng tuần hoàn máu lên mãu. Bấm huyệt cho đến khi cơn đau giảm là được. Khi kết thúc bấm huyệt, nên ngồi chờ một lúc mới đứng dậy, tránh bị choáng váng, xây xẩm do ngồi lâu. |
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/05/05/4 Bước Để Cải Thiện Mất Ngủ Và Khó Ngủ_05052020153322.mp4[/presscloud]
4 bước để cải thiện chứng mất ngủ và khó ngủ. Nguồn: Draw Your Brain
Nguyễn Dung (t/h)