Bướu cổ phần lớn là lành tính. Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết mới phải chọn phương án mổ.
Bướu cổ là tổn thương bệnh lý khi tình trạng hấp thu i-ốt không đầy đủ, tăng sinh dạng phản ứng bù đắp phát sinh ở tổ chức tuyến giáp trạng mà dẫn tới.
Dấu hiệu bướu cổ
Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư. Những bướu này có thể có hay không làm thay đổi chức năng của tuyến giáp như cường giáp, bình giáp hoặc suy giáp. Tất cả được xếp làm 3 nhóm: Dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.
Tuyến giáp có hình dạng bên ngoài như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản (đường thở). Nếu tuyến giáp có kích thước bình thường hoặc chỉ to nhẹ thì chúng ta nhìn hoặc sờ không thấy. Bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh này bằng một số cách đơn giản không cần phẫu thuật.
Bệnh bướu cổ xuất hiện do sự bất thường của tuyến giáp gây nên. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất hình thành căn bệnh này là do thiếu iốt. Người bệnh bị bướu cổ thường có những triệu chứng như: Cảm thấy vướng ở cổ, xuất hiện khối u ở dưới yết hầu, cơ thể lo lắng, người mệt mỏi.
Đối với trường hợp nặng, người bệnh còn bị khó nuốt, khó thở, khản tiếng, thậm chí là bị mất tiếng. Lúc đầu bướu chỉ rất nhỏ, nếu nhìn qua rất khó phát hiện, khi sờ nắn không có dấu hiệu đau nhức, chỉ khi ngửa cổ ra mới có thể thấy rõ được.
Nguyên tắc ăn uống khi bị bệnh
Bướu cổ thường do ăn uống thiếu i-ốt gây nên, vì thế cần bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng i ốt cao như hải sản, sò, ngao... và quan trọng nhất là muối i-ốt cần dùng thường xuyên.Sưng tuyến giáp trạng dạng phân tán tiêu hao i-ốt trong cơ thể, trong các thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, giai đoạn dậy thì,... thường phát sinh bệnh, do đó trong thời kỳ này cần bảo đảm cung cấp đủ i-ốt cho cơ thể qua các thức ăn có nhiều i-ốt.
Nguyên nhân bệnh sưng tuyến giáp trạng dạng đơn thuần, Đông y cho rằng đó là sự ngưng kết của đờm ẩm, cách chữa nên tiêu đờm, làm mềm khối rắn, tan kết, thức ăn như hải tảo, sò biển, mẫu lệ, xuyên bối... Vài thức ăn có thể dẫn tới phát sinh bệnh nên ăn ít như cải củ, rau cải trắng...
Người bướu cổ cần đều đặn thêm i ốt vào chế độ ăn hàng ngày
Chú ý:
- Chế độ dinh dưỡng của bị người bệnh này cần giàu nhiệt lượng, giàu vitamin, đủ hydratcacbon và protein.
- Tránh các loại thức ăn có tính kích thích, các loại rượu để không làm tăng thêm sự hưng phấn thần kinh của bệnh nhân.
- Tránh buồn phiền giận dữ, giữ cho tình cảm được ổn định, lạc quan để không có phản ứng kích thích xấu, cho việc khôi phục sức khỏe.
- Nếu chỉ là bướu cổ đơn thuần, kiêng ăn các loại rau như cải xanh, củ cải, vì ăn những thứ rau này sẽ sinh ra muối sunfoxianat có thể mau chóng chuyển thành axit sunfoxyanic là chất làm to tuyến giáp trạng.
- Không nên ăn nhiều các loại quả có chứa sắc tố thực vật như cam, quít, táo, lê, nho, vì trong những hoa quả này có chứa chất flavon, sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit diglycerobenzoic và axit ferulic đều là những chất làm ức chế chức năng tuyến giáp trạng rất mạnh, làm cho bệnh bướu cổ nặng thêm.
Một số bài thuốc điều trị bệnh bướu cổ
Cách sắc uống:
Cây cải trời khô: 40g (Cây tươi 100g)đun với 1,5 lít nước uống hàng ngày. Kiên trì dùng trong thời gian từ 1 tháng trở lên sẽ có hiệu quả.
Cách nấu cao:
Ngoài cách phổ biến là sắc uống ta cũng có thể dùng cây cải trời nấu thành dạng cao lỏng để sử dụng tiện lợi hơn (Cao cải trời cũng cho hiệu quả tương tự).
Cải trời kết hợp với các thảo dược khác: 25 gam cây xạ đen khô, 25gam cây cải trời, 15 gam ké đầu ngựa. Sắc với 1,5 lít nước để uống trong ngày. Dùng liên tục phương pháp này trong thời gian khoảng 2 tháng là có chuyển biến rõ rệt, kích thước bướu sẽ giảm đi trông thấy
Cây cải trời được dùng trong nhiều bài thuốc trị bệnh bướu cổ
Bài thuốc dán bên ngoài
Cải xoong
Trong cải xoong có hàm lượng iốt cao, nó chỉ đứng sau rong biển. Bên cạnh đó cải xoong còn chứa những khoáng chất, các chất dinh dưỡng như vitamin chất chống oxy hóa Đặc biệt, loại rau này còn có những chất dinh dưỡng có lợi cho tuyến giáp giúp trị khỏi bệnh bướu cổ. Do đó, hãy bổ sung cải xoong trong chế độ ăn uống hằng ngày của bạn bằng cách:
Xay cải thành bột và dùng 2 muỗng mỗi ngày
Hoặc giã nát cải xoong và dán lên vị trí bướu cổ trong 15 đến 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước rồi lau khô
Hạt lanh
Hạt lanh có những chất dinh dưỡng có tác dụng trong việc chống oxy hóa. Những đặc tính chống viêm của hạt lanh có thể giúp bạn giảm tình trạng sưng tuyến giáp Y học cổ đại Ấn Độ đã biết sử dụng hạt lanh dán lên vị trí bướu cổ để trị bệnh hiệu quả.
Dùng 2 muỗng bột hạt lanh,cho một lượng nước đủ để nhào bột. Sau đó dán lên vị trí cổ họng bị bướu cổĐể trong khoảng 20 – 25 phút rồi rửa sạch và lau khô.
Hạt lanh
Bồ công anh
Bồ công anh là một loại thảo dược rất hữu ích để điều trị bướu cổ bằng thuốc nam và được sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau ở dạng trà. Đối với bệnh bướu cổ. Bạn có thể dùng lá bồ công anh xay thành bột nhão cùng với bơ để giảm sưng ở vùng cổ do phì đại tuyến giáp.
Nghiền lá bồ công anh thành bột nhão. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng một ít nước sâu đó trộn lá bồ công anh đã xay cùng với 2 muỗng bơ. Đun nóng hỗn hợp bơ và bồ công anh sau đó dán lên vị trí bướu cổ khi còn ấm, không để hỗn hợp quá nóng sẽ gây bỏng. Để lại khoảng 15-20 phút.
Làm hàng ngày và thực hiện ít nhất 2 tuần chính là cách điều trị bằng thuốc nam bệnh nhân không thể bỏ qua.
Lá me chua
Lá cây me chua, còn gọi là rau bina dock, không chỉ được sử dụng để làm súp, salad và nước sốt mà còn để điều trị bướu cổ Cách sử dụng loại lá này tương tự như của hai biện pháp trên.
Nghiền nát lá cây me chua để làm bột nhão thêm dầu ô liu vào bột, trộn đều hỗn hợp. Dán hỗn hợp này trên cổ. Để trong khoảng 15-20 phút. Rửa sạch bằng nước và lau khô.
Bất cứ khi nào áp dụng cách điều trị bướu cổ bằng thuốc Nam, bạn nên nằm xuống và sau đó dán lên cổ để giữ nó tại chỗ. Việc sử dụng thuốc, phương pháp điều trị phụ thuộc vào cơ địa từng người. Không có kết quả chung với tất cả mọi người. Tốt nhất, bạn nên áp dụng chữa trị theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. |
Nguyễn Dung (t/h)