Cà pháo- từ món ăn đến phương thuốc chữa bệnh

Cà pháo lâu nay được nhiều người dân biết đến như một món ăn chơi thú vị. Trông đơn giản và “tầm thường” là thế, nhưng ít ai ngờ nó còn là phương thuốc chữa bệnh rất tốt.

 

Cà pháo là gì?

Trong Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua. Dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối.
 
Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.Cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.
 
cà pháo- từ món ăn đến phương chữa bệnh
 
Cà pháo tím ( Ảnh: Internet)
 
Theo sách Thực kinh, cà có công dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí... Có mặt trong y học hiện đại, cà là nhóm rau quả đứng hàng đầu về hàm lượng vitamin P (làm vững chắc thành mạch, chống xuất huyết), vitamin E (chống lão hóa). Các chất khoáng trong cà thường cao hơn các rau quả khác. Đặc biệt, cà chứa Nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.
 
Khá giống ở Việt Nam,người dân  Nhật Bản rất chuộng món cà muối. Họ thường ăn cà sống, đem xắt thành miếng ướp với muối độ ba tiếng đồng hồ, rồi thêm gia vị dùng làm món ăn. Họ cho rằng ăn như vậy sẽ có ích cho trường vị, chất nước của cà, ăn sống lại càng có công hiệu giải độc.cho tỳ vị, nước của cà ăn sống có công hiệu giải độc.

Cà pháo và công dụng chữa bệnh

Trông thì thật nhỏ bé nhưng quả thật cũng lắm công dụng. Dưới đây là một số phương thuốc trị bệnh bằng cà pháo, có thể mọi người chưa biết.
 
- Trị bệnh đường tiêu hóa, đại tiểu tiện ra máu: cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g.
 
- Trị mụt nhọt, côn trùng đốt chống sưng, cầm đau nhức và không làm mủ: cà pháo tươi giã nát, cho vào một ít đường đắp vào vết thương.
 
- Trị phụ nữ huyết hư, da vàng: cà pháo già bổ ra phơi trong bóng râm cho khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng.
 
- Trị bệnh ngoài da, chảy máu chân răng, chín mé: cà pháo đốt thành than, tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.
 
- Trị đau thắt lưng, đau dạ dày, đau răng; bế kinh: rễ cà pháo 15g, sắc uống.
 
- Trị chân tay nứt nẻ: cà pháo giã nát với lá lốt, lấy nước bôi hoặc dùng rễ và cả cây cà khô nấu nước ngâm rửa.
 
 
cà pháo- từ món ăn đến phương chữa bệnh
 
Ít ai biết công dụng của cà pháo (Ảnh: Internet)
 
Ngoài ra, như chia sẻ của kinh nghiệm dân gian Trung Quốc, khoảng 30- 60 g cà pháo tươi đem nấu chín, cho thêm mật ong vừa đủ, nấu lại, ngày ăn 2 lần chữa được chứng viêm họng, trị ho lâu năm. Điều này ngược lại hoàn toàn với Việt Nam, những người bị ho không nên ăn cà.
 
Trông thì thật nhỏ bé nhưng quả thật cũng lắm công dụng. Tất nhiên, trên đây là những bài thuốc dân gian, vẫn chưa có cơ sở khoa học chứng minh tính hiệu nghiệm của nó.Đáng chú ý, trong cà xanh có lượng Solanin cao gấp 5-10 lần so với mức an toàn khi tiếp xúc với cơ thể. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây. Solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.
 
 


Mâm cơm gai đình Việt chẳng thể thiếu món cà vào ngày hè (Ảnh: Internet)
 
Cà pháo sống chấm mắm tôm, mắm ruốc, giòn tan, là món ăn khoái khẩu với nhiều người vào ngày hè. Nhưng nên cẩn thận, bởi theo các chuyên gia cảnh báo, ăn nhiều cà sống sẽ nguy cơ nhiễm độc solanin.
 
Nếu khi ăn cà pháo cảm thấy có vị đắng thì nên bỏ ngay vì cà có vị đắng tức là nó chứa độc dược nguy hại đến sức khỏe cho người dùng. Mức độ độc tố nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ đắng của cà. Cà càng đắng chứng tỏ độc tố là cao.
 
Vẫn biết cà là món ăn thú vị, ngon miệng, đưa cơm nhưng phải thật hạn chế và lưu tâm với những tác dụng phụ của nó.
 

                                                                                                                 Minh Tú (t/h)