Người ta biết đến ngải cứu như một một loại thực bổ dưỡng. Bên cạnh đó, còn là một vị thuốc quen thuộc trong Y học cổ truyền có tác dụng hiệu quả trong việc điều hòa kinh nguyệt, đặc biệt là rong kinh.
Như chúng ta đã biết, thông thường chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài từ 2 đến 7 ngày, lượng máu trung bình khoảng 20 đến 80ml. Đồng nghĩa với việc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu chảy vượt quá 80ml thì được coi là rong kinh. Rong kinh kéo dài sẽ gây mất máu, dẫn tới tình trạng thiếu máu, mệt mỏi... Ngoài ra, rong kinh kéo dài còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm vùng kín, biến chứng thành các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.
Tuy nhiên, sau khi được bác sĩ thăm khám và xác định chứng rong kinh ở thể nhẹ, dễ khắc phục, việc sử dụng các bài thuốc dân gian và Đông y để xử lý được chị em tin tưởng và sử dụng phổ biến. Thay thế phương pháp sử dụng thuốc Tây và can thiệp bằng y khoa. Các bài thuốc từ thảo mộc lành tính, ít gây tác dụng phụ và có hiệu quả tương đối cao.
Ngải cứu là loại nguyên liệu hỗ trợ điều trị bệnh phổ biến
Trong đó,
ngải cứu được coi là nguyên liệu quen thuộc sử dụng trong các bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt cho các chị em phụ nữ. Theo TS Lê Thị Kim Loan, Nguyên Trưởng khoa Bào chế - Bộ Y tế, có thể dùng toàn bộ phần trên mặt đất của cây ngải cứu (tươi hoặc phơi khô) để chữa bệnh. Loại cây dân giã này có vị đắng, tính ấm và hơi ôn. Nó có thể tác động trực tiếp vào kinh can và tỳ, nên hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh, trong đó có đau bụng kinh, bế tắc kinh, rong kinh, điều hòa kinh nguyệt. Loại ra, ngải cứu còn có tác dụng an thai, thổ huyết, chảy máu cam và làm ấm cơ thể vô cùng hiệu quả.
Một số bài thuốc chữa rong kinh được lưu truyền cho đến ngày nay, bởi tính dân giã của nguyên liệu cũng như hiệu quả mà nó mang lại.
Bài thuốc 1

Nước ngải cứu chữa rong kinh hiệu quả
Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng bài thuốc này trước ngày kinh 1 tuần. Nguyên liệu chỉ cần 20g ngải cứu khô, rửa sạch rồi sắc với nước như sắc trà. Với 20g ngải cứu bạn nên sắc cùng 1 lít nước cho đến khi cạn còn 500ml thì ngừng đun. Và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2
Theo Đông y, chị em nên sử dụng bài thuốc này đều đặn trong vòng 3 tháng sẽ giúp giảm tình trạng rong kinh và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Bài thuốc này nguyên liệu gồm có: 16g ngải cứu, 12g cỏ hôi, 12g ích mẫu, 12g hy thiêm, 12g hương phụ chế. Cho tất cả nguyên liệu kể trên nấu chung cùng 600 ml nước, ninh cạn đến khi còn 100 ml nước thì có thể tắt bếp. Chia lượng nước uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 3
Đây là bài thuốc được sử dụng phổ biến vì tính hiệu quả mà nó mang lại. Người bệnh chỉ cần kiên trì sử dụng trong 1 tháng, tình trạng rong kinh sẽ nhanh chóng được khắc phục.
Nguyên liệu cho bài thuốc này gồm có: 12g mỗi loại (ngải cứu, cao ban long, bạch thược); 16g thục địa; 8g các loại (xuyên khung, xuyên quy, a giao, hắc phụ chế, 6g thán khương). Cho tất các nguyên liệu nấu chung với 5 chén nước, cho đến khi cạn còn 1 chén nước là được. Tương tự, chị em cũng chia làm 2 lần uống trong ngày.
Ngoài dùng ngải cứu để khắc phục chứng
rong kinh, khi "vùng kín" của chị em có các biểu hiện: sưng rát, tấy đỏ; ngứa ngáy; khí hư có màu trắng đục; dịch âm đạo đặc, vón cục; có mùi hôi tanh... việc sử dụng ngải cứu để chữa viêm nhiễm âm đạo cũng vô cùng hiệu quả. Phương pháp chủ yếu là xông vùng kín để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
Món ăn bổ dưỡng với ngải cứu
Tuy nhiên, vì dược tính cao nên bác sĩ có đưa ra khuyến cáo với các trường hợp người bị viêm gan, phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ, người bị rối loạn đường ruột cấp tính... không nên sử dụng ngải cứu để chữa bệnh. Để tránh tác dụng phụ, chuyên gia khuyên người bình thường, không có bệnh chỉ nên sử dụng ngải cứu 1-2 lần/tuần. Còn đối với người có bệnh, khi sử dụng ngải cứu có hiệu quả thì nên ngừng, không nên sử dụng trong thời gian dài.
Như Quỳnh (t/h)