Cách chữa trị mụn nhọt bằng cây sài đất

Theo kinh nghiệm trong nhân dân và một số bệnh viện ở nước ta, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, hạ sốt, giảm đau...
Theo Đông y, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, sưng vú, rôm sảy, giải độc, cầm ho, mất máu.

Phân tích khoa học cho thấy dịch ép của cây chứa dầu hoà tan 11,2%; Hợp chất béo 29,7%; Phytosterol 3,75%; Caroten 1,14%; Chlorophylle 3,75%; Nhựa 44,95% còn có đường, tanin, saponin, các chất có solice, pectin, mucin, lignin và các chất có cellulose. Trong lá có chất wedelolacton, vừa là một flavonoid vừa là một cumarin có nhiều công dụng trong điều trị viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, lở loét...

Dấu hiệu nhận biết cây sài đất


Đặc trưng của sài đất đó chúng mọc lan bò ra khoảng đất rộng với rễ mọc theo thân. Đây là loại cây sống dai cũng như dễ sinh trưởng nên có thể bắt gặp chúng xanh tốt quanh năm.
Về thân cây có màu xanh với lông trắng, cứng, nhỏ và mọc sát liền nhau thành bụi san sát mặt đất.

cách chữa trị mụn nhọt bằng cây sài đất

Đặc trưng của sài đất đó chúng mọc lan bò ra khoảng đất rộng với rễ mọc theo thân. Đây là loại cây sống dai cũng như dễ sinh trưởng nên có thể bắt gặp chúng xanh tốt quanh năm.
Về thân cây có màu xanh với lông trắng, cứng, nhỏ và mọc sát liền nhau thành bụi san sát mặt đất.

Đặc trưng của sài đất đó chúng mọc lan bò ra khoảng đất rộng với rễ mọc theo thân. Đây là loại cây sống dai cũng như dễ sinh trưởng nên có thể bắt gặp chúng xanh tốt quanh năm.
Về thân cây có màu xanh với lông trắng, cứng, nhỏ và mọc sát liền nhau thành bụi san sát mặt đất.

Lá không có cuống với lông nhỏ cứng ở cả hai mặt. Hình dạng bầy dục thon dài với 2 đầu nhọn, mọc đối nhau. Hoa màu vàng tươi, cụm hoa hình đầu. Đây là loại cây có thể sử dụng tươi hoặc khô đều có hiệu quả. Hiện nhiều người sử dụng loại cây này như một loại rau sống hàng ngày. Trong Đông y thì tiến hành phơi khô để sử dụng cho nhiều bài thuốc với rất nhiều công dụng.

 

Cách dùng cây sài đất

 
Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 – 5, lúc cây đang ra hoa, cắt sát gốc, tưới nước, bón phân sau 15 ngày lại thu hoạch được. Sài đất có thể dùng tươi hoặc khô.

Sài đất dùng cây tươi: Ngày uống 100gr. Giã cây tươi với ít muối ăn, thêm 100ml nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước uống 1 - 2 lần trong ngày, còn bã dùng đắp lên chỗ sưng đau.

Sài đất dùng cây khô: Ngày dùng 50gr thêm nửa lít nước, sắc cho đến khi còn 200ml, chia ngày uống 1 - 2 lần. Thời gian uống từ 1 - 2 ngày, nhiều nhất tới 5 - 7 ngày.

cách chữa trị mụn nhọt bằng cây sài đất

 

Những bài thuốc sử dụng cây sài đất:

 

-Trị rôm sảy trẻ em: Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

-Trị sốt cao: Sài đất 20 - 50gr, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.

-Sốt xuất huyết: Sài đất tươi 30gr, kim ngân hoa 20gr, lá trắc bá (sao đen) 20gr, củ sắn dây 20gr (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16gr, cam thảo đất 16gr. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20gr.

-Trị mụn, lở, chàm: Sài đất 30gr, kim ngân hoa, lá 15gr, khúc khắc 10gr, ké đầu ngựa 12gr, cam thảo đất 16gr. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt.

[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/07/09/Chữa sốt xuất huyết từ cây sài đất - số 10 - BS Nguyễn Thị Hằng_09072019171324.mp4[/presscloud]
Chữa sốt xuất huyết từ cây sài đất


Minh Tú (t/h)