
Các loại thuốc đặc trị viêm họng
Thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofene, diclophenac…) thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) do viêm họng gây ra.

Các loại dung dịch súc miệng, thành phần của nó có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ.
Thuốc viên ngậm trị đau họng, có tác dụng giảm đau và điều trị nhiễm khuẩn miệng, họng. Trong thành phần thường có chứa kháng sinh, kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ.
Những lưu ý khi uống các loại thuốc điều trị chứng viêm họng
Theo tư vấn của BS. Nguyễn Bích Ngọc trên báo Sức khỏe & Đời sống, khi sử dụng các loại thuốc để điều trị các chứng bệnh liên quan đến tai, mũi họng cần hết sức chú ý tới các nguy cơ do thuốc gây ra, trong quá trình sử dụng.
Đối với thuốc hạ sốt, giảm đau: Khi có viêm nhiễm ở tai, mũi, họng thường có triệu chứng sốt, đau. Các thuốc thường dùng là paracetamol, aspirin, ibuprofen... Dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C. Trước khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn để đảm bảo dùng đúng liều lượng cho từng đối tượng. Nên cách 4-6 giờ mới được dùng lại liều kế tiếp, nếu còn sốt. Tuyệt đối không được dùng quá liều khuyến cáo vì dễ gây tổn thương gan, đối với paracetamol hay loét đường tiêu hoá, như với aspirin. Cha mẹ không nên dùng thuốc aspirin để hạ sốt cho trẻ em (dưới 19 tuổi) vì nguy cơ gây hội chứng Reye , dù hiếm gặp nhưng gây nguy cơ tử vong cao cho trẻ. Bên cạnh tác dụng hạ sốt, các thuốc này còn giúp làm giảm triệu chứng đau.
Đối với thuốc ho: Tùy thuộc vào triệu chứng có thể ho đờm (ho kèm theo tình trạng khạc ra chất nhầy, đờm) hay ho khan (không có đờm) để dùng thuốc cho thích hợp. Nếu ho đờm, bạn có thể sử dụng các thuốc long đờm như terpin benzoat, hay các thuốc tan đờm acetylcystein, cystein, carbocistein, bromhexin... Thuốc có tác dụng làm giảm độ quánh của đờm tạo điều kiện dễ khạc đờm ra ngoài.
Đối với ho khan có thể dùng dextromethophan, codein, các thuốc phối hợp (atussin, decolsin, rhumenol...). Bạn không nên dùng các thuốc trị ho có đờm cùng với các thuốc trị ho khan (giảm ho).
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các viên ngậm trị ho, viêm họng như viên ngậm bổ phế, trepsin, ngậm lá xạ can tươi hoặc chè mạn (ủ nước chè nóng trong 15 phút rồi ngậm họng) hoặc dùng men kháng viêm tại chỗ như alpha chymotrypsin cũng có tác dụng giảm viêm họng.
Đối với thuốc kháng sinh, người bệnh cần tuân theo đúng thời gian của phác đồ điều trị, tránh tự ý ngừng thuốc vì sẽ gây ra nguy cơ đề kháng kháng sinh.
Việc sử dụng các thuốc trên có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc, tránh tự ý sử dụng.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần áp dụng các biện pháp như sau để việc điều trị được hiệu quả:
Chú ý dành thời gian nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể để cổ họng được thư giãn và cơ thể phuc hồi sức đề kháng.
Tập thói quen uống nhiều nước, tránh khô họng và ngăn ngừa tình trạng mất nước của cơ thể.
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để vệ sinh miệng-họng và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Nói không với các tác nhân kích thích gây viêm họng như bia, rượu, thuốc lá…
Với người bệnh viêm họng, việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng:
Hạn chế tiếp xúc gần gũi với người đang mắc bệnh viêm họng.
Không dùng chung thức ăn, nước uống với người đang mắc bệnh.
Nên rửa tay thường xuyên khi cầm nắm đồ vật nghi ngờ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virus.
Mách nhỏ các bài thuốc chữa viêm họng từ dân gian
Nước muối loãng

Trà chanh mật ong
Phải thừa nhận, phương thuốc kết hợp 2 loại thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.
Nó được khuyến khích dùng điều trị và phòng ngừa bệnh đau họng lâu dài. Bằng cách pha một tách trà nóng rồi cho vào một thìa café mật ong,1/2 quả chanh tươi vắt nước vào là bạn đã có ngay một thức uống vừa thơm ngon, vừa trị bệnh hiệu quả.
Ngậm tỏi sống
Phương pháp ngậm tỏi sống là một trong những bài thuốc dân gian chữa đau họng cực kì hiệu quả. Trong tỏi sống chứa allicin-một kháng sinh rất mạnh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus. Tuy nhiên phương pháp này có thể không phổ biến với nhiều người vì mùi tỏi sống rất nồng và gây khó chịu.
Uống rễ cam thảo
Phở gà
Xuất phát từ nghiên cứu của Nhật Bản chỉ ra rằng, chất nhầy trong phở gà có tác dụng giúp người bệnh ho ra đờm nhanh. Do đó, những người bị đau họng có thể ăn phở gà để làm giảm tình trạng đau, ho, đờm và chảy nước mũi xuống cổ họng.
Thật bất ngờ phải không nào!