Chỉ 10 ngàn một viên thuốc giải rượu thần tốc, chuyên gia cảnh báo tác hại khó lường

Những viên thuốc giải rượu thần tốc được quảng cáo với giá từ 10-30 ngàn đồng khiến dân nhậu lùng mua. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo thuốc giải rượu không có tác dụng như quảng cáo.
Sau khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia và nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1-1-2020, nhiều người lo lắng bởi có thể chỉ cần uống 1 lon bia là đã bị xử phạt tới cả chục triệu và tước bằng lái.
 
Trước tình trạng đó, nhiều dân nhậu chọn cách tìm đến các biện pháp giải rượu nhanh cấp tốc như thuốc giải rượu, kẹo giải rượu hay nước giải rượu.
 
Chỉ 10 ngàn một viên thuốc giải rượu thần tốc, chuyên gia cảnh báo tác hại khó lường
 
Đánh trúng vào tâm lý đối phó của đại đa số dân nhậu, trên nhiều trang mạng xã hội rao bán viên giải rượu có giá chỉ từ 10.000 - 30.000 đồng với lời quảng cáo giải rượu thần tốc, nhậu không biết say.

Báo Tuổi trẻ phản ánh tại một tiệm thuốc tây trên đường Tây Thạnh (quận Tân Phú, TP.HCM), có bán một loại nước màu xanh với giá 30.000 đồng/bịch và một vỉ dạng viên có giá 5.000 đồng/viên. Các loại thuốc này được quảng cáo là "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giảm rượu".
 
Theo hướng dẫn sử dụng, nếu uống các thuốc này vào trước hoặc sau khi nhậu 15 phút sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm say rượu, làm giảm cảm giác khó chịu sau khi uống rượu như đau đầu, mệt mỏi, giúp người uống rượu nhanh chóng tỉnh táo trở lại.

Nhân viên nhà thuốc còn quảng cáo loại thuốc này cho tác dụng 100%, nhậu không bao giờ say, ở Việt Nam không có chỗ nào sản xuất hay bán.
 

Dân nhậu lùng sục mua kẹo giải rượu rồi ngã ngửa trước tác dụng thật sự


Trả lời về vấn đề này, TS.BS Trương Thị Ngọc Lan - Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc (TP.HCM), cho hay hiện nay trên thị trường chưa có một loại sản phẩm nào được công nhận có tác dụng chống say rượu hay giải rượu nhanh. Thế nhưng rất nhiều người tin vào những lời quảng cáo trên mà lầm tưởng sử dụng trong khi không biết chúng có tác dụng thật sự như thế nào.
 
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức (Trường đại học Y dược TP.HCM) cho biết, hiện có thuốc giải nghiện rượu nhưng chỉ được dùng trong cấp cứu y khoa,chỉ định cho người nghiện rượu nhằm ngăn chặn sự chuyển hóa của rượu. Thuốc này gây tác dụng phụ là hạ huyết áp nên bác sĩ luôn phải theo dõi sát sao trong quá trình cấp cứu.
 
Chỉ 10 ngàn một viên thuốc giải rượu thần tốc, chuyên gia cảnh báo tác hại khó lường

Còn trên thị trường bán lẻ, các loại thuốc giải rượu hay viên giải rượu thực chất là một dạng thực phẩm chức năng với tác dụng chính là hỗ trợ một phần quá trình chuyển hóa rượu bằng việc bù một số vitamin, muối, đường… cho cơ thể. Nếu sử dụng nhầm thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt là trúng thuốc điều trị nghiện rượu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người uống.
 
Thực tế chỉ bằng những nguyên liệu tại nhà, có nhiều cách để giải rượu an toàn hơn. TS Ngọc Lan khuyến cáo không uống rượu bia khi đói, trước khi nhậu nên uống trước bột sắn dây hoặc sữa để bảo vệ niêm mạc dạ dày để giúp hạn chế hấp thu rượu bia. Trong trường hợp say rượu thì nên uống trà xanh, nước đậu xanh, atisô, nhân trần… nhằm cung cấp lượng nước lớn cho cơ thể, giúp quá trình đào thải rượu nhanh chóng.

Theo cơ chế chuyển hóa của cơ thể, trung bình lá gan cần 1 tiếng đồng hồ để dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (tương đương với 2/3 lon bia 330ml nồng độ 5% hoặc 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5% hoặc 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%). Để chuyển hóa hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể phải mất 1-2 giờ.
 
Đối với những người có chức năng gan suy yếu hoặc sức khỏe yếu thì cơ thể cần nhiều thời gian hơn nữa để chuyển hóa hết nồng độ cồn. Bộ Y tế khuyến cáo nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không uống quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/01/04/thuoc-giai-ruou-va-tac-dung-phu-het-hon_04012020154600.mp4[/presscloud]
Thuốc giải rượu và những tác dụng phụ hết hồn. Video: ANTV
 
Xem thêm: 
 
 
Hà Ly (t/h)