Chiêm ngưỡng ngôi chùa lớn nhất thế giới tại Việt Nam

Chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất Thế Giới tại Việt Nam khiến du khách không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp hùng vĩ.
chiem-nguong-ve-dep-ngoi-chua-lon-nhat-viet-nam
Toạ lạc trên diện tích 5.100 ha với phong cảnh nước non hùng vĩ, quần thể chùa Tam Chúc tại Thị trấn Ba Sao, Huyện Kim Bảng (Hà Nam) được xem như chốn bồng lai tiên cảnh của Việt Nam. Chùa Tam Chúc là nơi lưu giữ những dấu tích lịch sử của triều đại Đinh cách đây hơn 1.000 năm, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc.
chiem-nguong-ve-dep-ngoi-chua-lon-nhat-viet-nam
Cổng Tam Quan uy nghi và bề thế đang trong quá trình hoàn thiện
chiem-nguong-ve-dep-ngoi-chua-lon-nhat-viet-nam
Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn. Ngày 16/2, chùa Tam Chúc chính thức khai hội đón hàng vạn du khách thập phương đến dâng hương và tham quan cảnh chùa.
chiem-nguong-ve-dep-ngoi-chua-lon-nhat-viet-nam
Ngày khai hội chùa Tam Chúc được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam xem là bước tổng duyệt để tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019. 
chiem-nguong-ve-dep-ngoi-chua-lon-nhat-viet-nam
Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400 m2, bên dưới là Điện Pháp Chủ có pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Tiếp theo là Điện Quan Âm với pho tượng đồng nguyên khối nặng 100 tấn.
chiem-nguong-ve-dep-ngoi-chua-lon-nhat-viet-nam
Ba bức tượng đồng đen tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai nặng hàng trăm tấn được bao bọc bởi những lá bồ đề khổng lồ.
chiem-nguong-ve-dep-ngoi-chua-lon-nhat-viet-nam
Chùa Tam Chúc được xây dựng với 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật  được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. 
chiem-nguong-ve-dep-ngoi-chua-lon-nhat-viet-nam
Chùa Ngọc (Đàn Tế Trời) nằm trên đỉnh núi Thất Tinh được thi công hết sức công phu. Từ dưới chân núi, du khách phải leo hơn 200 bậc thang đá để đến đỉnh. Trong chùa có 3 ngôi tượng phật được làm từ đá granit nguyên khối nhập khẩu từ Ấn Độ và một pho tượng Phật được làm từ ngọc quý.
chiem-nguong-ve-dep-ngoi-chua-lon-nhat-viet-nam
Đứng từ chùa Ngọc, nếu phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh sơn thủy hữu tình, bốn bề núi non hùng vĩ được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn".
chiem-nguong-ve-dep-ngoi-chua-lon-nhat-viet-nam
Các nghi lễ quan trọng trong lễ hội chùa Tam Chúc thu hút gần 10.000 phật tử tham gia bao gồm: Niệm Phật cầu gia hộ; Lễ dâng hương cầu Quốc thái dân an; Lễ rước nước, rước chuông bình an diễn ra trong không khí trang nghiêm. Ngoài ra du khách đến đây còn được thưởng thức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. 
 

Về Quảng Nam xem lễ hội Cộ Bà Chợ Được

Diễn ra vào 2 ngày mùng 10 và 11 tháng Giêng hàng năm, lễ hội Cộ Bà Chợ Được như một nét văn hóa đặc trưng của người dân Chợ Được, xã Bình Triều (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) trong những ngày đầu năm mới.

 

Nửa đêm, cả làng rủ nhau đi 'lấy đỏ' chạy vội mang lửa về nhà

Hàng năm cứ đến ngày 11/1 (âm lịch), người dân làng An Định (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) lại nô nức tham dự lễ hội "lấy đỏ" tại đình để mang lửa về cắm lên ban thờ lấy may nhân dịp đầu năm mới.

 

Người dân Quảng Nam trúng 'lộc biển' đầu năm

Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi , bà con ven biển Quảng Nam lại phấn khởi vào vụ mùa cào ốc gạo (ốc ruốc), một món quà từ biển ban tặng cho người dân nơi đây, có đêm một gia đình có kiếm được cả triệu đồng từ công việc này.