Đông y có rất nhiều bài thuốc chữa viêm xoang mà nếu được áp dụng đúng cách, phù hợp sẽ là cứu cánh cho rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, người bệnh phải có sự kiên trì.
Môi trường ngày càng ô nhiễm, khí hậu biến đổi thất thường, lạm dụng thuốc
Tây y… là những lý do khiến tỷ lệ người dân mắc viêm xoang ngày càng gia tăng. Không chỉ gây khó chịu với các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu…
Viêm xoang còn có thể biến chứng thành viêm tai giữa, viêm phế quản, suy giảm thị lực…Trong Y học cổ truyền, bệnh viêm xoang được xếp vào nhóm các chứng hư hỏa. Chính vì vậy, các bài thuốc
Đông y không chỉ nhắm vào việc giải quyết triệt để tình trạng viêm nhiễm trong xoang mà còn chú trọng vào việc bổ âm, tàng dương.
Viêm xoang được chia làm hai loại: Viêm xoang dị ứng và viêm xoang nhiễm khuẩn. Viêm xoang là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh, đặc biệt là vào mùa thu đông, thời tiết lạnh và khô hanh, môi trường ô nhiễm… Đối với các trường hợp bị viêm xoang mãn tính, việc điều trị bệnh phải đảm bảo thỏa mãn được hai yêu cầu là bổ thận âm và kích thích lưu thông chính khí về thận. Ngược lại nếu bị viêm xoang cấp tính với các triệu chứng nhức mũi, ngạt mũi, bội nhiễm vi khuẩn do phong nhiệt xâm nhập thì sử dụng thêm các vị thuốc có tác dụng giải độc, tiêu viêm.
Bài thuốc Đông y đặc trị bệnh viêm xoang
Theo YHCT, muốn bệnh được điều trị dứt điểm thì cần chú trọng thiết lập lại sự cân bằng âm dương ở gốc thận. Điều này sẽ giúp làm vững chính khí, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời đẩy lùi tà khí. Căn cứ vào các nguyên tắc trên mà Đông y có nhiều bài thuốc đặc trị bệnh viêm xoang khác nhau được lựa chọn tùy theo cơ địa, thể trạng của từng bệnh nhân. Các bài thuốc Đông y đặc trị bệnh viêm xoang chủ yếu được dùng theo dạng sắc uống hoặc hít. Thuốc có sự kết hợp giữa nhiều nguyên liệu tự nhiên khác nhau nhằm cải thiện các triệu chứng của viêm xoang và nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Các bài thuốc uống
Bài 1: 16g Sinh địa, 12g huyền sâm, 12g đan bì, 12g mạch môn, 16g kim ngân hoa, 16g ké đầu ngựa, 8g trần bì, 12g hoàng cầm sắc uống 3 lần/ngày. Cho tất cả các vị thuốc trên sắc với 750ml cho tới khi còn khoảng 250ml, sau đó chia đều một ngày uống 3 lần, nhớ uống khi thuốc còn ấm
Bài 2: Tế tân 6g, quế chi 6g, táo tàu 6g, cam thảo 4g, đẳng sâm 16g, sinh khương 4g, bạch thược 12g, ma hoàng 6g, hà thủ ô 20g, tang bạch bì 10g, ngũ vị tử 4g, bạch chỉ 12g, bán hạ chế 8g, ké đầu ngựa 16g, phòng phong 6g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 12g, xuyên khung 16g. mỗi ngày sắc 1 thang, uống 2-3 lần mỗi ngày. Chỉ sau vài ngày thực hiện, các dấu hiệu viêm xoang dị ứng sẽ thuyên giảm đáng kể. ngăn ngừa bệnh biến chứng thành bệnh viêm mũi dị ứng, khắc phục nhanh các triệu chứng như chảy nước mũi, ngạt mũi, xoang hàm và xoang trán đau,… Có tác dụng tán hàn, bổ khí, khu phong, cố biểu.
Bài 3: Tân di hương 9g, bách chiểu 10g, kê tô 7g, nghiệt mộc 15g, tất cả đem thuốc sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy 1 chén trộn đều với nhau. Sau đó chia thuốc làm 2 phần đều nhau uống hết trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng thông mũi, giảm phề nề mũi, đau đầu, chống ứ đọng trong xoang, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Bài 4: 120g Thục địa, 12g can khương, 60g bố chính sâm, 20g bạch thược, bạch truật 40g. Thang thuốc trên sắc với nước cho đặc lại, chia ra nhiều lần uống trong ngày. Uống trong 5 ngày để có tác dụng hiệu quả nhất.
Bài 5: Thục địa 16g, cao Ban long 8g, hoài sơn 8g, mạch môn 8g, sơn thù 8g, ngũ vị 6g, đơn bì 6g, ngưu tất, 8g, trạch tả 4g, bạch phục linh 4g. Lần thứ nhất, cho thang thuốc trên sắc với ba chén nước còn một chén. Lần thứ hai, sắc hai chén nước cho còn nửa chén. Sau đó, hòa chung hai lần nước thuốc lại, chia uống 2-3 lần trong ngày. Khi uống nhớ hâm nóng lại. Uống từ 5-7 ngày.
Bài 6: Thương nhĩ 20g, lan hòe 6g, ngải thảo 30g, kinh giới 10g, kim bồn thảo 4g, gạo tẻ 60g, một ít đường cát trắng. Sắc các vị thuốc lấy nước. Dùng nước thuốc nấu chung với gạo thành cháo. Sau cùng cho thêm đường vào ăn hết một lần. Mỗi đợt dùng thuốc trong 7 – 10 ngày liên tục giúp giảm đau đầu, nghẹt mũi và các triệu chứng khác do viêm xoang gây ra.
Bài 7: Thương nhĩ tử, phù ly, xích thược, thoát hạch nhân, hồng hoa, bạc hà mỗi vị 9g, vỏ cam 5g, nhẫn đông hoa 30g, liên kiều 12g. Đem thuốc sắc làm 2 lần lấy nước trộn chung với nhau. Ngày dùng 1 thang chia làm 2 lần uống. Bài thuốc Đông y này có tác dụng đặc trị viêm xoang, viêm vòm họng.
Bài 8: Kim ngân hoa 16g, 12g sinh địa, 20g hà thủ ô, 12ghuyền sâm, hoàng cầm 12g, đan bì 12g, ké đầu ngựa 16g, 12g mạch môn đông, tân di 8g. Tất cả các thành phần thuốc nếu trên sắc và chia 2-3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 9: Ké đầu ngựa 15g, tân di 25g, thần hươu 50g, bạc hà 5g. Tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm. Thêm 500ml nước sắc lấy 200ml, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang. Áp dụng cho các trường hợp bị
viêm mũi, viêm xoang, xổ mũi.
Phương pháp xông khói

Bài 1: Râu ngô tươi 120g, đương quy vĩ 30g. Râu ngô phơi khô cắt thành đoạn dài khoảng 1cm, bỏ đương quy vĩ vào trong nồi rang bơ, sau đó cắt thành sợi nhỏ. Trộn chung hai vị thuốc, đựng trong bình kín. Dùng một cái tẩu mới, bỏ thuốc vào hút như hút thuốc lá sợi, mỗi ngày 5-7 lần, hút đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Bài 2: Hạt lạc (hạt đậu phộng) 7-9 hạt, bỏ vào hộp sắt, miệng hộp đậy kín bằng giấy chừa một lỗ nhỏ, đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ nhỏ để xông mũi, mỗi ngày làm 1 lần, khoảng 30 ngày sẽ khỏi.
Phương pháp bôi thuốc
Bài 1: Gừng khô, mật ong liều lượng thích hợp. Nghiền gừng thành bột, trộn với mật ong thành dạng cao, bôi vào trong mũi, trị viêm xoang mũi.
Bài 2: Hài nhi trà 60g, nga bất thực thảo 30g, băng phiến 2g, dầu vừng lượng thích hợp. Nghiền thuốc thành bột, trộn với dầu vừng thành dạng hồ nhão, bôi vào trong mũi ngày 2-3 lần, trị viêm xoang mũi.
Phương pháp hít, thổi thuốc

Bài 1: Bài Xuy tị thấu khiếu tán: Tân di hoa 15g, cuống dưa ngọt 15g, băng phiến 15g. Tán bột đựng vào trong bình kín, lấy một ít thuốc thổi vào trong mũi, ngày 3 lần sáng, trưa, tối.
Bài 2: Lá trà liều lượng thích hợp. Pha 1 cốc trà, cho thêm một ít muối, khi nhiệt độ nước trà thích hợp, lấy tay trái bê cốc trà, tay phải bịt mũi bên phải, dùng mũi bên trái hít nước trà, sau đó thở đẩy nước ra, làm liên tục 3-4 lần. Làm như vậy với mũi bên phải, ngày làm 2 lần sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
Bài 3: Thương nhĩ tử 15g, tân di 25g, bạch chỉ 50g, bạc hà 5g, tất cả các vị thuốc rang khô, nghiền bột, sau đó ngày 3-4 lần lấy một ít bột thuốc hít vào trong mũi.
Bài 4: Vỏ quả vải sấy khô nghiền bột, đựng trong bình, ngày 2 lần lấy một ít bột hít vào trong mũi, làm liên tục trong 5 ngày, tác dụng thông mũi, trị viêm xoang mũi.
Phương pháp nhỏ, chấm thuốc
Bài 1: Củ tỏi, mật ong lượng thích hợp, đem tỏi giã lấy nước, hòa với lượng mật ong gấp đôi, rửa mũi bằng nước muối, lau khô, sau đó dùng bông nhúng vào dung dịch thuốc nhét vào trong mũi, ngày làm 3-4 lần, trong 7-8 ngày.
Bài 2: Hoàng bá 10g bỏ vào 100ml nước, ngâm 24 giờ, sau đó lọc bỏ cặn đun sôi thành dung dịch hoàng bá 10%, nhỏ mũi ngày 3-4 lần.Bài 3: Hành giã lấy nước nhỏ mũi, trị viêm xoang mũi.
Bài 4: Gừng tươi, hành giã lấy nước trộn đều hai vị dùng để nhỏ mũi.
Lưu ý khi dùng thuốc Đông y trị viêm xoang
Các bài thuốc Đông y đặc trị viêm xoang dù có thành phần 100% từ tự nhiên song cũng có thể gây tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách hoặc quá lạm dụng. Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần qua thăm khám và được bác sĩ kê đơn. Sử dụng thuốc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tránh tự ý mua thuốc được bày bán ngoài lòng lề đường về uống. Dùng thuốc đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng thuốc kéo dài hoặc tự ý thêm bớt liều so với quy định. Cần có sự kiên trì vì thuốc Đông y lâu cho tác dụng. Thuốc sẽ cho tác dụng nhanh hơn với những trường hợp bị viêm xoang nhẹ và phù hợp cơ địa. Nếu trong quá trình sử dụng bệnh vẫn tiếp tục nặng hơn thì nên đi khám lại để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả hơn.
Không uống thuốc Tây hay các sản phẩm thảo dược khác cùng lúc khi đang điều trị bằng thuốc Đông y. Chúng có thể tương tác với nhau gây ra những phản ứng không tốt cho
sức khỏe. Nếu có ý định kết hợp cả hai phương pháp điều trị viêm xoang trên, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi áp dụng. Không dùng các bài thuốc Đông y đặc trị viêm xoang theo đơn của người khác bởi mỗi đối tượng có thể trạng, mức độ bệnh khác nhau. Cần qua thăm khám, bắt mạch để thầy thuốc điều chỉnh các vị cho phù hợp. Bất kỳ ai cũng có thể bị dị ứng với thuốc Đông y. Hãy ngưng dùng thuốc ngay khi bạn có các dấu hiệu như nổi mề đay, tức ngực, chóng mặt, giữ nước, tiêu chảy, mệt mỏi… sau khi uống thuốc.
Nguyễn Dung (t/h)