Khi thấy những người tập luyện ướt đẫm áo quần, nhiều người mặc định họ vừa có một buổi vận động cơ thể vô cùng chất lượng. Tuy nhiên, có phải cứ ra mồ hôi nhiều là tập luyện có hiệu quả?
Trong nhiều năm, chúng ta đều tin rằng chỉ khi đổ mồ hôi khi tập thể dục mới chứng minh bạn đã luyện tập chăm chỉ. Tuy nhiên, nhà sinh lý học chuyên nghiên cứu về vấn đề tập thể dục của Đại học Queensland (Úc) - David Jenkins nói rằng, điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng mồ hôi của một người. Do đó, chỉ dựa vào "chỉ số áo phông ướt" không thể đánh giá trọn vẹn những nỗ lực của bạn. Đổ mồ hôi là một trong những cách chúng ta duy trì nhiệt độ cơ thể đều đặn và mồ hôi đến từ các tuyến trên khắp cơ thể. Khi chúng ta quá nóng, những tuyến này tiết ra
mồ hôi trên bề mặt da, khiến nó bốc hơi và giúp chúng ta cảm thấy mát hơn.
Độ ẩm và gen ảnh hưởng đến lượng mồ hôi
Tùy vào lượng không khí nóng hay ẩm có thể ảnh hưởng đến lượng mồ hôi mà chúng ta sản xuất. Tiến sĩ Jenkins cho biết: "Ở Queensland, bạn chắc chắn không thể sử dụng mồ hôi như một chỉ số chính xác về cường độ tập luyện". Đó là bởi, độ ẩm ở Queensland thường rất cao khiến bạn lâu ra mồ hôi khi tập luyện hơn so với những nơi khác.
Tùy vào lượng không khí nóng hay ẩm có thể ảnh hưởng đến lượng mồ hôi mà chúng ta sản xuất.
"Ở vùng khí hậu nóng, khô với độ ẩm thấp nhưng nhiệt độ môi trường cao, bạn sẽ đổ mồ hôi đầm đìa. Tuy nhiên, mồ hôi sẽ không tích tụ trên da và thường sẽ không cảm thấy mình đang đổ mồ hôi. Chỉ trong độ ẩm cao, mồ hôi mới tích tụ trên da vì nó không thể bay hơi."
Di truyền và mức độ thể dục cũng có thể ảnh hưởng đến lượng mồ hôi của bạn. Trên thực tế, đối với 3% dân số, đổ mồ hôi quá nhiều là một tình trạng y tế.
Khi nói đến mức độ tập thể dục và đổ mồ hôi, câu chuyện phức tạp hơn bạn nghĩ. Nếu bạn khá khỏe mạnh và tập luyện đơn giản, chắc chắn bạn hầu như không đổ mồ hôi; điều này có thể phản ánh thực tế bạn không nỗ lực nhiều.
Nhưng kỳ lạ thay, các vận động viên ưu tú thường đổ mồ hôi dễ dàng hơn so với những người khác. Đó là một trong nhiều sự thích nghi trong cơ thể gây ra bởi sự rèn luyện mệt mỏi thường xuyên của những người này. Điều này giúp họ cải thiện hiệu suất thể thao và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh nhiệt.
Nếu bạn khá khỏe mạnh và tập luyện đơn giản, chắc chắn bạn hầu như không đổ mồ hôi.
'Bài kiểm tra nói' là một chỉ số tốt hơn về cường độ tập thể dục
Vì vậy, nếu mồ hôi không thể đánh giá mức độ tập luyện, điều gì sẽ xảy ra? Một chiêu bài đơn giản là thực hiện 'bài kiểm tra nói'. Tức là, nếu bạn vẫn có thể nói chuyện thoải mái khi đang tập luyện, chứng tỏ bạn đang tập thể dục ở mức độ vừa phải. Nếu bạn nói không ra hơi hoặc nói mãi được vài từ, bạn đang tập luyện ở cường độ cao.
Các chuyên gia đến từ Úc cho biết, để giữ gìn sức khỏe bạn nên tập ít nhất 2 tiếng rưỡi cường độ vừa phải hay một giờ rưỡi hoạt động cường độ cao mỗi tuần hoặc kết hợp tương đương với hai cách này. Tuy nhiên, “rõ ràng tập thể dục cường độ cao giúp cải thiện sức khỏe và thể lực nhanh hơn so với tập thể dục cường độ vừa phải - cả cho vận động viên và người bình thường”, Jenkins cho biết.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/09/10/Plank đúng cách để giảm mỡ hiệu quả - Beth Daily_10092019165053.mp4[/presscloud]
Plank đúng cách để giảm mỡ hiệu quả. Nguồn: Beth Daily
Thùy Nguyễn (t/h)