Cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì? Gợi ý mâm cơm cúng đầy đủ, chu đáo nhất

Admin
Rằm tháng 7 là một ngày lễ quan trọng trong năm với nhiều gia đình, tuy nhiên các lễ vật trong mâm cúng dâng lên tổ tiên thì không phải ai cũng nắm rõ. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra gợi ý tới các độc giả!

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?

Rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng, theo thông lệ đa số người dân thường dâng lễ cúng tổ tiên vào đúng ngày này. Rằm tháng 7 năm nay là ngày 22/8 theo lịch dương.

Tuy nhiên tùy theo gia đình và tính chất công việc nên việc cúng rằm cũng có nhiều thay đổi, không nhất thiết phải cúng đúng ngày 15/7 âm lịch mà có thể làm vào các ngày trước đó.

Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Cũng rằm tháng 7 thường được chia thành lễ cúng trong nhà và ngoài trời với nhiều lễ vật khác nhau.

Mâm cúng tổ tiên sẽ cần chuẩn bị những đồ ăn mặn với các món thực phẩm bổ dưỡng, đa dạng. Theo truyền thống, mâm cơm cúng rằm tháng 7 tại nhà gồm có: Gà luộc, xôi, giò lụa, nem rán, canh mọc,... kèm theo đó là một số loại hoa quả khác như: Trầu cau, dưa hấu, cam, táo,... Chắc hẳn thứ không thể thiếu trong ngày này là vàng mã, với quan niệm ‘trần sao âm vậy’ thì con cháu thường mua những vật dụng tượng trưng được làm bằng giấy (quần áo, xe hơi, nhà lầu,...) để gửi cho ông bà tiên tổ ở nơi chín suối.

Mâm cúng ngoài trời còn được gọi là cúng chúng sinh với mục đích cho, tặng những linh hồn xấu số không có nhà cửa, sa cơ lỡ vận vãng lai ngoài đường. Khác với mâm cúng tổ tiên thì cúng chúng sinh cần có: Muối gạo, cháo trắng, khoai luộc, bánh kẹo, tiền vàng, rượu, nước,... Sau khi cúng xong muối gạo cũng được rải gia đường, nhiều nơi còn có phong tục ‘giật cô hồn’ tức là lấy lộc phần cúng chúng sinh.

Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng trong năm với nhiều gia đình, đây cũng là thời điểm kết nối âm-dương mạnh mẽ. Theo quan niệm dân gian, tháng cô hồn là lúc các vong linh hoạt động, mọi người được khuyên nên ở nhà, tránh mua đồ mới trước rằm và không đi về đêm, đặc biệt trẻ em không nên ra đường sau 18h.