Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý có những triệu chứng rất khó chịu cũng như khả năng biến chứng phức tạp. Chứng bệnh này cần được hiểu đúng và chữa trị kịp thời, đề phòng ung thư đại tràng.
Viêm đại tràng là gì?
Đại tràng hay còng gọi là ruột già, là bộ phận quan trọng trong hệ thống đường ruột, có chức năng chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống và thải ra ngoài, trong đó còn có cả nước. Trước khi chất cặn bã được thải ra ngoài, đại tràng hấp thụ một phần nước từ các chất cặn bã đó.
Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Ở trường hợp nhẹ, niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nếu nặng thì xuất hiện các vết loét, xung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ.
Nguy hiểm hơn, viêm đại tràng cấp có thể biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,... Người bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ càng làm lớp niêm mạc tổn thương, lâu dần biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính, ác tính và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm, khó điều trị.
3 triệu chứng phổ biến của bệnh viêm đại tràng
Thông thường, bệnh viêm đại tràng sẽ có 3 triệu chứng phổ biến như sau:
Sụt cân, cảm giác mệt mỏi, uể oải
Hiện tượng sụt cân bất thường, sụt cân liên tục đang báo hiệu đại tràng bị viêm loét tổn thương và không đảm bảo được chức năng tiêu hóa nên khả năng hấp thu dinh dưỡng kém dẫn đến sụt cân, người mệt mỏi, uể oải.
Thường xuyên đau bụng, âm ỉ và khó chịu
Triệu chứng này thường khiến người viêm đại tràng nhầm lẫn với bệnh lý đau dạ dày, viêm trực tràng nên dễ chủ quan. Khi bị viêm đại trạng, cảm giác thường gặp là đau bụng, ăn xong cũng đau, âm ỉ và khó chịu, đi vệ sinh xong thì đỡ đau.
Viên đại tràng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên ung thư đại tràng
Đau bụng còn thể hiện rõ hơn khi người bệnh ăn những thực phẩm lạ, gây kích thích như: Đồ chua cay, đồ tanh, hải sản, rau sống, gỏi, nộm, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Thường có hai trường hợp và hiện tượng rõ nhất là bạn thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, ợ hơi. Cảm giác buồn đi vệ sinh liên tục, phân không thành khuôn, đầu rắn đuôi nát, lúc lỏng lúc táo, đi xong vẫn muốn đi tiếp mặc dù không thể đi được… Nguyên nhân là do khi bị viêm đại tràng, các cơ co thắt không bình thường làm chất thải di chuyển nhanh hơn. Lúc này, đại tràng không kịp hấp thu nước để hình thành khuôn phân.
Trường hợp thứ hai là đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, dính nhầy và máu Sau rối loạn tiêu hóa là tình trạng đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, những người bị nặng thì phân có lẫn máu đen như máu cá và nhầy... Lúc này, các chất nhầy và máu sẽ theo phân đi ra ngoài. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo viêm đại tràng đã tiến triển nặng có nguy cơ biến chứng thành ung thư đại tràng.
Nhận diện các đối tượng là "nạn nhân" của bệnh viêm đại tràng
Căn bệnh viêm đại tràng thường gặp ở người trưởng thành, đặt biệt là người cao tuổi.
Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh. Theo nghiên cứu, người thường xuyên uống bia rượu, sử dụng các thực phẩm có chứa chất bảo quản… sẽ có nguy cơ bị phá hủy lớp niêm mạc đại tràng. Từ đó, dẫn tới hiện tượng viêm, loét đại tràng.
Nhận biết các dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng để kịp thời chữa trị
Lạm dụng thuốc kháng sinh: Uống thuốc kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể tiêu diệt lợi khuẩn, giảm hệ miễn dịch gây nên bệnh viêm đại tràng.
Người bị đau đại tràng vi thể và viêm ruột: Đây là đối tượng có khả năng bị viêm đại tràng cao hơn người bình thường.
Bệnh lý viêm đại tràng cần được phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh gây biến chừng dẫn đến ung thư đại tràng. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung các loại thực phẩm giàu protien và chất dinh dưỡng như thịt lợn, thịt nac, thịt gà,... Các thực phẩm chứa probiotics (sữa chua, thức uống lên men…). Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất xơ, bánh kẹo ngọt,...