Dừng ngay việc làm này khi đại tiện kẻo mất trí nhớ lúc nào không hay

Bởi một số nguyên nhân, nhiều người có thói quen rặn khi "đi nặng". Tuy nhiên, hành động này rất dễ dẫn đến tình trạng mất trí nhớ tạm thời và nguy cơ đột quỵ cao.

Não thiếu oxy để hoạt động

Mới đây, câu chuyện của chàng trai người Hồng Kông chia sẻ về việc người mẹ của cậu bị táo bón mãn tính, nhiều lần tái phát đã gây xôn xao. Chuyện là, do thời gian lâu ngồi trong nhà vệ sinh, cộng với việc muốn giải tỏa nhu cầu nên bà có rặn trong lúc "đi nặng". Kết quả, sau khi ra ngoài bà đột nhiên bị mất trí nhớ tạm thời và quên hết những kí ức trong 10 năm gần đây.

May mắn là 8 giờ sau đó, mẹ chàng trai đã hồi lại được ký ức. Tuyệt nhiên, bà không nhớ những gì về khoảng thời gian mình bị mất ký ức tạm thời.

Quá hoảng hốt vì triệu chứng lạ lùng này, gia đình lập tức đưa bà đến bệnh viện thăm khám. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, bác sĩ lại kết luận não bộ của bà hoàn toàn bình thường và không có bất cứ sự tổn thương nào.

 

Người phụ nữ đã mất trí nhớ tạm thời khi cố rặn lúc đi vệ sinh

Người phụ nữ đã mất trí nhớ tạm thời khi cố rặn lúc đi vệ sinh

 

“Tình trạng mất trí nhớ tạm thời vì rặn khi đi nặng xảy ra chủ yếu là do tĩnh mạch cảnh không được đóng kín hoàn toàn. Cụ thể, thông thường, tim đập để vận chuyển máu và oxy đi vào não.

Tuy nhiên, khi gập bụng quá lâu trong lúc đi vệ sinh, áo lực ổ bụng sẽ tăng lên đột ngột, gây nên tình trạng suy van tĩnh mạch. Kết quả, tình trạng mất trí nhớ tạm thời do não thiếu oxy để hoạt động”, giáo sư Bành Gia Hùng - chuyên gia giải phẫu thần kinh não khoa, cho biết.

Đặc biệt, bác sĩ có nhấn mạnh, những người này có khả năng bị đột quỵ cao hơn 30% so với người bình thường nên cần lưu tâm về vấn đề sức khỏe.

Hậu quả khôn lường

Không chỉ riêng táo bón, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động cố rặn khi đi nặng như tiết kiệm thời gian, muốn thải tất cả lượng chất thải ra bên ngoài… Và, những hành động đi ngược lại với quy luật tự nhiên thường gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Ngất do dùng quá nhiều sức

Hiện tượng ngất ngay trên bồn cầu vì rặn khi đi nặng đã được y học ghi nhận trước đây. Đúng như tên gọi, đây là hiện tượng cá thể mất ý thức tạm thời khi đi vệ sinh.

Ngất khi đi nặng là một dạng của phản xạ tạo nên bởi hệ thần kinh thực vật, gọi là ngất xỉu mạch phế vị - phản xạ khi cơ thể phải chịu một kích thích nào đó.

Theo các chuyên gia, khi phải dùng quá nhiều sức nên cơ hoành và cơ thành bụng co thắt dữ dội, khiến áp lực bụng tăng lên, huyết áp cao vọt. Từ đó cũng làm giảm lượng máu bơm lên não. Kết quả điều này là khiến con người bị ngất, mất nhịp tim, nguy cơ đột tử cao.

Nguy cơ cao mắc bệnh trĩ

Việc gồng sức rặn khi đi nặng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Như chúng ta biết, bệnh trĩ hình thành là do sự căng giãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn.

 

Thường xuyên dùng sức rặn khi đại tiện sẽ gây nguy cao mắc bệnh trĩ

Thường xuyên dùng sức rặn khi đại tiện sẽ gây nguy cao mắc bệnh trĩ

 

Trong trạng thái bình thường, các tĩnh mạch này giúp kiểm soát phân thải ra và đảm bảo không có dịch bị rò rỉ ra ở phần cuối đường tiêu hóa.

Trên cơ thể của chúng ta đều có sự xuất hiện của tĩnh mạch trĩ này. Nhưng ở một số người, tĩnh mạch này bị phồng lớn – gây ra bệnh trĩ.

Cảm giác đau đớn

Việc cố rặn khi đi nặng sẽ gây một áp lực lớn lên phần hậu môn. Hơn nữa, tình trạng tiêu hóa khó khăn trong thời gian dài khiến cho phần ống, cuối hậu môn tổn thương và xuất hiện cảm giác đau, rát. Do các tế bào ở vùng hậu môn đi lên ống hậu môn dị rách.

Từ đó, việc đi nặng hay đi nhẹ đối với bạn cũng sẽ như một cực hình vậy.

Có thể thấy, hành động cố rặn khi đi nặng tưởng chừng là nhu cầu giải tỏa nhưng lại để lại rất nhiều hậu quả. Cách khắc phục đơn giản nhất, đó chính là nhờ sự tư vấn và trợ giúp của các bác sĩ khi táo bón ở tình trạng nặng. Hoặc nếu ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự áp dụng các phương pháp từ ăn uống đến tập luyện.

 

Như Quỳnh (t/h)