Điểm mặt 6 loại cá người bệnh gout thèm đến mấy cũng không được ăn kẻo cơn đau tái phát

Ngoài thịt và trứng, nhiều người thắc mắc bệnh gout có được ăn cá không. Thực tế, có một số loại cá chứa hàm lượng purine cao người bệnh gout cần tránh.
Nhiều loại cá dù rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được. Bác sĩ giải đáp người bệnh gout có được ăn cá không và nên kiêng những loại cá gì.

Cá chép


Cá chép là một trong những loại cá phổ biến trong mâm cơm người Việt. Cá chép giàu protein amino acid và đạm chất lượng cao, chất xơ tốt, hàm lượng nước nhiều hơn khiến thịt cá rất mềm và tinh mịn.

Thịt cá chứa các loại axit béo không bão hòa, chủ yếu là các axit béo không bão hòa đa omega 3. Trong đó eicosapentaenoic acid (EPA) có tác dụng làm giảm chất béo trong máu, điều trị xơ vữa động mạch hỗ trợ hấp thu tốt omega 3.
 
Gout có được ăn cá không, bệnh gout kiêng các loại cá gì

Ngoài ra, trong cá chép còn chứa dồi dào các loại vitamin gồm vitamin A, vitamin D và vitamin B2… cùng với lượng vitamin E, vitamin B1, hàm lượng niacin rất cao.

Dù bổ dưỡng là vậy nhưng nhiều người thắc mắc bệnh gout có được ăn cá chép không. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, trong mỗi 100g cá chép có chứa hàm lượng purine cao tới 137.1 mg. Thành phần purine chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout trong khi cá chép được xếp vào nhóm có hàm lượng purine khá cao.

Do đó, người đang trong giai đoạn khởi phát gout cấp tính, nhất định phải giới hạn lượng purine hàng ngày không quá mức 150 mg nên cần tránh ăn cá chép.

Cá trích


Đây là loại cá biển ít tanh, mình thon, ít vảy và nhiều thịt nên khá được ưa chuộng. Đây là loại cá chứa nhiều chất béo và dầu, rất giàu axit béo omega-3 rất có lợi cho trí óc. Ngoài ra, cá này còn có nhiều selen, vitamin B12, vitamin D, sắt và chất chống oxy hóa.

Cá trích thường được hun khói, đóng túi để bảo quản được lâu hơn, hoặc chế biến thành nhiều món ăn ngon.
 
Gout có được ăn cá không, bệnh gout kiêng các loại cá gì

Dù vậy, ít người biết bệnh gout không nên ăn cá trích bởi hàm lượng purine khá cao. Trong 100g cá trích có 804 mg purin chuyển hóa thành axit uric, không thích hợp với người bệnh gout.

Cá thu


Cá thu là loại cá biển thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Loại cá này dồi đào đạm và chất béo cũng như omega-3, bổ não, hạn chế các bệnh về hệ thần kinh, phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Ngoài ra cá thu còn cung cấp một số chất khoáng như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm... dồi dào các loại vitamin nhất là vitamin nhóm B như vitamin B2, B12 và vitamin PP. Ăn cá thu giúp làm đẹp da, giảm mụn, ức chế tình trạng tăng sinh vảy nến.

Tuy nhiên người bệnh gout không được ăn cá thu, nguyên nhân cũng bởi loại cá này quá giàu đạm và chất purine sẽ chuyển háo thành axit uric làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Cá ngừ


Ước tính trong 100 g cá có 184 kcal, 30 g protein, canxi 10 mg, magie 64 mg, tỷ lệ đạm đến 23 g/100g trong khi chất béo thấp, không có colesterol mà còn giàu các loại vitamin A, B, B6. Thành phần đạm trong cá ngừ dễ hấp thu, cân đối đủ axit amin và không có colesterol.
 
Gout có được ăn cá không, bệnh gout kiêng các loại cá gì

Ăn cá ngừ giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch. Thành phần EPA, protein và taurine có trong cá ngừ giúp hạ thấp nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.

Tuy nhiên, cá ngừ cũng giàu đạm và chứa một lượng purine nhất định nên người bệnh gout cũng không nên ăn.

Cá cơm


Cá cơm giàu chất đạm, canxi, kali, selen, vitamin B12 và niacin. Loại cá nhỏ nhưng cung cấp lượng chất béo đáng kể EPA và DHA omega-3 tốt cho trí não. Đặc biệt, loại cá này có hàm lượng thủy ngân thấp nên được đánh giá phù hợp với mẹ bầu và trẻ nhỏ.

Cá cơm thường được dùng để làm bánh pizza hay món salad caesar hay sản xuất nước mắm. Cá cơm tươi có thể được nướng hoặc chế biến các món ăn khác.

Dù vậy, cá cơm cũng không phải lựa chọn thích hợp với người bệnh gout bởi thành phần đạm và chứa nhiều purine.

Cá hồi


Cá hồi trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là ăn sống. Tuy nhiên, liệu người bệnh gout được ăn cá hồi không. Trong 100 gram cá hồi có 2,3 gram a xít béo Omega-3 có tác dụng ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Kết hợp với vitamin D và selen, ăn cá hồi cũng giúp kiểm soát lượng insulin, tăng quá trình hấp thụ đường và hạ thấp mức đường huyết.

Ăn cá hồi tốt cho trí não và hệ thần kinh, hệ xương vững chắc khỏe mạnh. Các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, phốt pho, selen, vitamin A, vitamin D và vitamin B có trong cá hồi cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Ăn cá hồi thường xuyên có thể giúp giảm cân vì chúng kiểm soát thèm ăn và cho bạn cảm giác no lâu. Cá hồi có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa sự phát triển của ung thư bởi các a xít béo Omega-3 cùng chất chống oxy hóa chống lại khối u, giết chết tế bào ung thư ruột kết, tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư gan và ung thư da.

So với các loại cá, hàm lượng purine trong cá hồi ở mức thấp hơn 170mg nhưng người mắc bệnh gout vẫn nên cẩn trọng. Người mới bị gout nên hạn chế ăn còn người bị gout cấp tính vẫn cần tuyệt đối kiêng kẻo ăn vào cơn đau tái phát.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/10/22/che-do-an-cho-nguoi-benh-gut_22102019234542.mp4[/presscloud]
Chế độ ăn cho người bệnh gout
 
 
Hà Ly (t/h)