Hè nóng nực, cùng với thói quen ăn uống không lành mạnh hậu quả là miệng bị nhiệt gây khó khăn khi ăn, nói và vệ sinh răng miệng những bài thuốc dân gian có thể giúp chữa nhiệt miệng nhanh chóng và ít tốn kém.
Nhiệt miệng là bệnh dế sảy ra vào ngày nắng.
Nhiệt miệng, hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Không giống với herpex ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan. Theo Đông y, nhiệt miệng là bệnh phát tán do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất ở tỳ, vị. Nhiệt miệng tuy là chứng bệnh lành tính nhưng nó gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng khá nhiều đến việc ăn uống, sinh hoạt...
Nhiệt miệng xảy ra khi trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng. Kích thước của những đốm trắng này bạn đầu tầm từ 1 - 2mm, sau đó to dần và trở nên mọng nước. Những đốm này có thể vỡ ra tạo thành những vết loét trong niêm mạc miệng. Vết loét có khi kên tới 10mm khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn. Nếu không có biến chứng gì thì vết loét sẽ tự lành sau 10 - 15 ngày rồi có thể sẽ tái diễn những đợt nhiệt miệng, lở loét miệng khác tương tự.
Trong dân gian có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng bằng thực phẩm mà không cần phải dùng thuốc.
Chức năng gan suy giảm vì bệnh ở gan như nóng gan, gan nhiễm độc do rượu, viêm gan, xơ gan... làm độc tố không được đào thải ra ngoài, những chất độc được tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa và niêm mạc miệng, khi hàm lượng chất độc lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết lở miệng. Đây được xem là nguyên nhân chính chiếm tới 80% nguyên nhân bị lở miệng.
Hệ thống miễn dịch suy giảm là các tác nhân bên ngoài dễ tấn công gây nên tổn thương tại niêm mạc miệng. Để khắc phục tình trạng này người ta thường bổ xung nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng giúp bệnh khỏi nhanh hơn hẳn. Rối loạn nội tiết, đây cũng là một trong những tác nhân dễ gây nên bệnh nhiệt miệng lở miệng, thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai và sinh con, trẻ sau dậy thì...
Chữa nhiệt miệng bằng nước rau ngót, mật ong.
Nhiễm khuẩn do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh. Thiếu vitamin và khoáng chất. Đôi lúc loét miệng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin b12, sắt, folate. Vì vậy cần nhanh chóng bổ sung 1 vài vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để cải thiện tình hình. Nhiệt miệng do stress. Thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng buồn phiền cũng là nguyên nhân khiến bạn bị những cơn đau do nhiệt miệng hành hạ. Do vậy bạn nên tìm cách làm mình vui vẻ, yêu đời và để tâm trạng được cân bằng thoải mái nhất.
Các bài thuốc dân gianchữa nhiệt miệng đơn giản nhất. Nhiệt miệng tuy là chứng bệnh lành tính nhưng nó gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng khá nhiều đến việc ăn uống, sinh hoạt... các bài thuốc dân gian đơn giản có thể giúp bạn chữa nhiệt miệng có hiệu quả tức thì và ít tốn kém. Trong dân gian có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng bằng thực phẩm mà không cần phải uống thuốc. Mùa này, mía rất sẵn và có thể mua dễ dàng nên nếu bị nhiệt miệng bạn có thể sử dụng nước mía để chữa trị cũng rất nhanh và đơn giản. Theo Đông y, nước mía có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí.
Nước mía được dùng trong các trường hợp ho khan ít đờm, mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát, nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo, ngộ độc do rượu... Do những dược tính nêu trên, nước mía dùng để giải nhiệt cơ thể, chữa nhiệt miệng cũng rất hiệu quả. Những cách chữa nhiệt miệng bằng nước mía như sau: Dùng 250g mía, 30g rễ cỏ tranh nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày. Dùng nước mía trộn với 20ml nước củ cải, uống ngày 3 lần như vậy, liên tục 3 - 5 ngày sẽ khỏi hẳn.
Trong Đông y sắn dây còn có tên gọi là cát căn có tác dụng giải độc, mát cơ thể.
Dùng 150g nước mía, 250g nước dưa hấu trộn lại, uống 2 lần trong ngày như vậy. Dùng mía, cỏ tranh, củ năng với lượng vừa phải, nấu nước uống thay trà nhiều lần trong ngày.
Trong đông y sắn dây còn có tên gọi là cát căn có tác dụng nhiệt, giải độc mát cơ thể ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở miệng nhiệt miệng... Đối với những người bị nhiệt miệng thì việc bổ sung bột sắn dây là một trong những cách giúp trị bệnh rất nhanh mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi ngày bạn bổ sung 1 ly nước bột sắn dây pha với nước sôi để nguội. Cách này thường giúp điều trị tận gốc không tái phát trở lại.
Không những có giá trị dinh dưỡng cao mà tác dụng chữa trị bệnh cũng khá tốt. Nước củ cải giúp thanh nhiệt, giải độc làm lành vết thương, vết lở loét tốt. do đó, có tác dụng chữa nhiệt miệng khá hiệu quả.Bạn dùng củ cải trắng, tươi, rửa sạch, gọt vỏ. Sau đó xắt miếng, cho vào máy xay nhuyễn (hoặc có thể giã bằng cối) vắt lấy nước cốt. Nước cốt củ cải hòa thêm nước sôi để nguội dùng để súc miệng trong ngày. Súc miệng 3 lần/ngày. Trong vòng 2 ngày các nốt nhiệt sẽ biến mất.
Chữa nhiệt miệng bằng nước củ cải.
Rau ngót thanh nhiệt, trừ độc, kết hợp với mật ong kháng viêm nhiễm rất tốt thì quả là bài thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả. Lấy một nắm rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt rồi cho chút mật ong vào trộn đều. Dùng bông tăm chấm trực tiếp hỗn hợp nước mật ong và rau ngót vào các nốt nhiệt.Chấm thuốc từ 2-3 lần/ngày. Làm như vậy trong vòng 3 ngày, các nốt nhiệt từ sưng tấy, lở loét sẽ lành lại ngay. Khế vị chua, thanh nhiệt và sát trùng rất tốt. Lấy khoảng 2-3 quả khế chua, rửa sạch, cắt miếng, giã nát rồi cho nước vào ngập bã khế, đun sôi một lúc. Khi nước nguội bạn có thể dùng để ngậm. Sử dụng nước khế ngậm, nuốt dần làm như vậy nhiều lần trong ngày (khi nào tiện thì bạn đều có thể dùng). Sau 2-3 ngày các vết lở loét do nhiệt sẽ lành lại. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 - 4 lần.
Chữa nhiệt miệng bằng ngậm chất chát trong miệng. Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh, vỏ xoài... có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi. Nhiệt miệng tuy là bệnh không nguy hiểm, cũng không quá khó chữa, tuy nhiên nếu không dùng những biệt pháp để chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, và trước mắt là ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường ngày. Trên đây là những phương pháp chữa nhiệt miệng tuy đơn giản, nhưng nếu áp dụng kịp thời thì nhiệt miệng có thể khỏi ngay sau vài ngày áp dụng.
CHÚC MAI