“Là hậu duệ đời thứ 16 của nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam, tôi được kế thừa rất nhiều giá trị trân quý từ những lời gia huấn của Tổ tiên cùng những tài liệu y văn cổ, những bài thuốc và kinh nghiệm chữa bệnh nhiều đời được lưu truyền đến ngày nay. Nhưng tôi vẫn luôn ý thức học hỏi, cập nhật kiến thức y học hiện đại, tích lũy kinh nghiệm qua những người thầy trong và ngoài nước để mong muốn giúp cho người bệnh được ngày càng nhiều hơn…” - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ, Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường.
Vị lương y có tầm nhìn thời đại
Sinh ra ở vùng đất Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội nơi họ Phùng nức tiếng về nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người, với 3 đời ông cha đã từng làm ngự y triều đình. Khi lớn lên cũng như bao thanh niên khác Phùng Tuấn Giang là một thanh niên giàu nhiệt huyết, anh quyết định học quản trị kinh doanh buôn bán khắp miền Bắc và cả sang Trung Quốc. Nếu đi theo con đường đó giờ anh Giang đã là một doanh nhân vô cùng thành đạt. Nhưng như có cái duyên, thủa nhỏ cùng ông nội là thầy thuốc Đông y Phùng Đức Hậu, cha là lương y Phùng Đức Đỗ đi khắp vùng đây đó tìm mua cây thuốc nam và bắt mạch kê đơn cho nhân dân nên anh thừa hưởng sự đức độ từ ông và cha mình. Rồi như cái duyên tiền định anh bỏ kinh doanh, học thêm nghề y nối tiếp nghề chữa bệnh cứu người của gia đình. Từ những bài dạy của cha, lời khuyên của mẹ và tinh hoa thuốc nam anh đã sớm nắm trong lòng bàn tay mình rất nhiều bài thuốc hay và độc đáo.
Gần như toàn bộ thời gian Tiến sỹ - Lương y Phùng Tuấn Giang dành cho công việc. Niềm đam mê lớn nhất của anh là được tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng thêm nhiều phương pháp và phương thuốc chữa bệnh cứu người. Với tình yêu nghề, coi người bệnh như người thân, anh luôn trăn trở tìm ra những phương pháp mới để có thể cứu chữa được những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Điều đặc biệt ở vị Lương y này là khả năng biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại. Ngoài hoạt động chuyên môn chữa bệnh cứu người, mỗi ngày anh đều đào sâu kho báu y văn cổ truyền để học hỏi, tích lũy, đồng thời nghiền ngẫm ứng dụng và phối kết hài hòa với những thành tựu của y học hiện đại, để đem đến cho Nam y Nam dược một giá trị mới, một sức sống mới. Chính nhờ sự nỗ lực đó của anh mà Nhà thuốc Thọ Xuân Đường thời gian qua đã lập được nhiều “kỳ tích”: Chữa trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân đến từ trong và ngoài nước mắc các căn bệnh nan y mà hiện tại y học trên thế giới cũng như trong nước chưa có phương pháp đặc trị hữu hiệu như các bệnh ung thư, chuyển hóa miễn dịch, loãng dưỡng cơ duchenne, xơ cứng bì, động kinh…
Tiến sỹ - lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Sâm Ngọc Linh Việt Nam, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam.
Là Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, công việc chính là bắt mạch kê đơn, chữa bệnh cứu người, tuy nhiên anh vẫn đảm đương rất nhiều công việc: từ trực tiếp khám chữa bệnh tại phòng khám, đến việc chỉ đạo công tác nghiên cứu, đào tạo tại Viện Nghiên cứu phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam với vai trò là Chủ tịch Viện; Ngoài ra, anh còn nhận được sự tín nhiệm của bạn bè đồng nghiệp trên thế giới bầu làm Chủ tịch tổ chức Quốc tế Chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam. Anh quan tâm đến các hoạt động của y học cổ truyền nước nhà và là một trong những người tích cực vận động thành lập nên Hội Nam y Việt Nam và hoạt động thường xuyên trong Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam.
Nhiệt tình tận tâm với nghề, bao năm qua, lương y Phùng Tuấn Giang đã lặn lội đến nhiều vùng núi, vùng dược liệu xa xôi như Lạng Sơn, Sơn La, Sa Pa, Đà Lạt, Lai Châu…và cả Tây Tạng, Campuchia để tìm cây thuốc chữa bệnh... Thấy hiện trạng thuốc Nam đang có nhiều loài cây quí có nguy cơ thất truyền, tuyệt diệt, lại còn tình trạng nhập khẩu rác dược liệu chưa dễ ngăn chặn và triệt tiêu, hơn nữa việc tự đi tìm cây thuốc rất vất vả và bị động, nên anh đã quyết định phải quy hoạch các vùng trồng nguyên liệu. Hiện nay, Thọ Xuân Đường đã có 4 vùng trồng cây thuốc ở Thường Tín, Sơn Tây (Hà Nội), Lào Cai và Tây Nguyên với diện tích hàng vài chục ha mỗi loại. Tất cả các khâu từ tổ chức trồng cây đến chế biến, pha chế thuốc đều được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, đúng quy định, được đăng ký thương hiệu Việt Nam và Bộ Y tế.
Với ước nguyện giữ gìn tinh hoa của Nam y Việt, anh luôn ý thức giữ gìn và bảo tồn các cây thuốc quý của Việt Nam trước nguy cơ tuyệt chủng. Bản thân nhiều năm lặn lội đi khắp nơi tìm kiếm, sưu tầm và lưu giữ các cây thuốc quý, anh đã vinh dự sở hữu 2 củ sâm Ngọc Linh lớn nhất và giá trị nhất Việt Nam. Gần đây, anh cũng đã và đang thực hiện các đề tài liên quan đến phát triển nguồn dược liệu, có kế hoạch xây dựng và phát triển nhiều vùng nữa ở Tây Bắc, Bắc Giang, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Giang,… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng thuốc Nam phục vụ cộng đồng trong và ngoài nước.
Mặc dù phải lo rất nhiều công việc, nhưng anh vẫn đau đáu niềm mong muốn tập hợp đội ngũ Lương y chữa bệnh bằng thuốc Nam để tạo nên sức mạnh của Nam y Việt. Sau 3 năm tích cực vận động, anh cùng các Lương y chân chính, nhiệt thành đất Bắc đã biến mong muốn ấy trở thành hiện thực: Ngày 17/3/2017 Hội Nam Y Việt Nam đã ra đời – Đánh dấu vị thế nền Nam y Việt trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, với trách nhiệm của một thầy thuốc, anh thường xuyên quan tâm đến công tác an sinh xã hội bằng các hoạt động từ thiện như: Khám miễn phí cho các gia đình chính sách, người già không nơi nương tựa; giảm giá cho các bệnh nhân nghèo tại phòng khám; tặng xe lăn, quà và tiền mặt cho trẻ em tàn tật cơ nhỡ,...
Đưa Nam y Việt vươn tầm thế giới
Ngày 29/3/2015, tại Hà Nội, đại diện Tổ chức kỷ lục châu Á đã trao bằng chứng nhận: “Người chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân ở các nước trên thế giới bằng Nam y Việt” cho lương y Phùng Tuấn Giang. Dành hiệu đó hoàn toàn xứng đáng với công sức mà anh đã bỏ ra. Gần như toàn bộ thời gian Lương y Phùng Tuấn Giang dành cho công việc. Niềm đam mê lớn nhất của anh là được tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng thêm nhiều phương pháp và phương thuốc chữa bệnh cứu người. Khả năng làm việc và tầm nhìn của anh vượt xa vai trò của một lương y gia truyền. Những năm gần đây Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường đã khám và điều trị cho gần 200.000 bệnh nhân ở 104 quốc gia trên thế giới bằng thế mạnh của Nam y. Việc làm trên đã góp phần tôn vinh giá trị của nền Nam y của Việt Nam ra thế giới.
Để làm được điều này, lương y Phùng tuấn Giang đã xây dựng hệ thống các chuyên gia tư vấn sức khỏe cho người nước ngoài, xây dựng hệ thống website, quan hệ với các kênh thông tin đại chúng… “Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là kết quả thực tiễn từ hiệu quả chữa bệnh cho bệnh nhân các nước, nhất là một số bệnh khó mà họ đang mắc phải và chưa có cách chữa, khiến họ coi trọng và tin tưởng chuyên môn để giao phó sức khỏe sinh mạng cho Thọ Xuân Đường. Khi đã chữa thành công và hài lòng về giá trị dịch vụ thì sẽ hữu xạ tự nhiên hương giới thiệu nhau tìm đến.” - Lương y Phùng Tuấn Giang khẳng định.
Từ ngày 28/9/2015 đến 05/10/2015, Tiến sỹ - Lương y Phùng Tuấn Giang và cộng sự đã có chuyến công tác tại New Delhi (Ấn Độ), theo lời mời của ngài TS. Biswaroop Roy Chowdhury – Tổng Giánm đốc Tổ chức Kỷ lục Châu Á kiêm Chủ tịch Tổ chức Kỷ lục Ấn Độ. Chuyến công tác này đã đánh dấu mối quan hệ Hợp tác về y học cô truyền giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Ngoài mục đích giao lưu, hai bên đã chia sẻ với nhau về kinh nghiệm khám chữa bệnh cho các bệnh nhân Ấn Độ bằng phương pháp y học cổ truyền Việt Nam, đồng thời học tập các phương pháp và thành tựu chữa bệnh của y học cổ truyền Ấn Độ với các liệu pháp chữa bệnh tự nhiên để áp dụng tại Việt Nam.
Bốn kết quả quan trọng đạt được trong chuyến công tác Ấn Độ (2015)
- Nhà thuốc Thọ Xuân Đường vinh dự nhận 4 giải thưởng quốc tế tại Ấn Độ trong đó có giải thưởng cá nhân xuất sắc toàn cầu, giải thưởng sức khỏe và nhân văn toàn cầu…
- Riêng TS. Lương y Phùng Tuấn Giang nhận trách nhiệm là Chủ tịch Tổ chức quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam (INO)
- Ra mắt cuốn sách “ Bác sĩ không biên giới” trước hàng ngàn nhà khoa học Ấn Độ. Cuốn sách này được tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và lương y Phùng Tuấn Giang hợp tác biên soạn. Đây là kết quả giao thoa giữa hai nền y học cổ Việt Nam và Ấn Độ, được đánh giá là cẩm nang thiết yếu trong phòng và chữa bệnh. “ Bác sĩ không biên giới” đã mở ra cái nhìn mới cho độc giả trên thế giới về liệu pháp chữa cho mọi loại bệnh, một liệu pháp tổng quan hướng dẫn lối sống lành mạnh, chữa bệnh thân thiện từ thiên nhiên dựa trên những bài thuốc và cách chữa trị dân gian của Ấn Độ và Việt Nam.
- Ký hợp đồng hợp tác toàn diện giữa các vấn đề y học cổ truyền hai nước, trong đó phát triển các phương pháp chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên và yoga của Ấn Độ tại Việt Nam, các phương pháp chữa bệnh mới, các sản phẩm từ thảo dược và hợp chất tự nhiên, xây dựng khu du lịch văn hóa tâm linh chữa bệnh.
Chủ tịch của Hai viện nghiên cứu với “khát vọng” phát triển y dược cổ truyền và Bảo tồn, phát triển, tôn vinh sâm Ngọc Linh – Quốc Bảo của Quốc gia
Để mang ánh sáng khoa học soi rọi vào những kinh nghiệm và tri thức dân gian bản địa của ngành y dược cổ truyền, Tiến sỹ - lương y Phùng Tuấn Giang đã thành lập ra Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển Sâm Ngọc Linh Việt Nam để tiến hành những đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng nhằm làm sáng tỏ những triết lý và phương pháp chữa bệnh mà cha ông để lại. Anh cùng với những nhà khoa học đầu ngành đã và đang nghiên cứu những đề tài khoa học như nghiên cứu khả năng chống u bướu, chống ung thư của hạt vải, khả năng chữa các bệnh về mắt của sâm Núi Giành, khả năng “ cải lão hoàn đồng” và chống ung thư của sâm Ngọc linh… và đang triển khai nhiều dự án có tính ứng dụng cao, mang tầm thời đại, giúp ích cho cộng đồng.
Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam (RIM) là một tổ chức khoa học công nghệ do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam thành lập theo quyết định số 768/QĐ-LHHVN ngày 02/11/2015. Viện được Bộ Khoa học Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A-1487. Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam ra đời để tổ chức thực hiện các nghiên cứu nhằm kế thừa và phát triển các kiến thức y dược cổ truyền Việt Nam đồng thời tiếp nhận công nghệ tiên tiến của thế giới trong việc bào chế sản phẩm thiên nhiên và sử dụng chúng cho mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Nam là nơi mà những người yêu y dược cổ truyền có thể thỏa mãn đam mê nghiên cứu khoa học, nơi mà các doanh nghiệp có thể đặt hàng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trồng và bào chế nam dược, nghiên cứu phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng sản phẩm thiên nhiên.
Viện tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm và các cán bộ có trình độ chuyên môn để nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y dược cổ truyền nói chung và các phương pháp điều trị bằng thuốc Nam nói riêng nhằm thừa kế bảo tồn, phát triển, hiệu quả hóa các phương pháp chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền với các loại thuốc Nam và dược liệu Việt. Viện ra đời để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, kế thừa, phát triển, ứng dụng các phương pháp điều trị, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền và thuốc Nam trong cộng đồng, phát triển hài hòa mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, kết hợp y học hiện đại và cổ truyền, biện pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc, y học tự nhiên không xâm lấn, không can thiệp nhằm tạo điều kiện cho tất cả mọi người dân trong xã hội có điều kiện tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thể hiện bản chất tốt đẹp của một xã hội văn minh.
Kết quả hoạt động trong những năm gần đây:
Về công tác nghiên cứu khoa học:
- Năm 2015: Viện đã cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật và khoa học công nghệ cho Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum (Trụ sở chính: 32 Hùng Vương, Thị Trấn Đăk Tô, Tỉnh Kon Tum)trong lĩnh vực nuôi trồng cây sâm Ngọc Linh trong điều kiện tự nhiên và bán tự nhiên tại địa bàn vùng núi Ngọc Linh, tư vấn phát triển nhiều sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe từ nguyên liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh.
- Năm 2016: Viện đã thực hiện một số đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, như nghiên cứu bào chế sản phẩm có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, sản phẩm hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp như tiểu đường, mỡ máu, tăng huyết áp, tiêu hóa… từ dược liệu đặc hữu của vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Viện cũng đã và đang tiến hành các nghiên cứu sản xuất thử nghiệm các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, hỗ trợ điều trị vết bỏng sâu và vết thương lâu lành từ các dược liệu đặc hữu của Việt Nam.
- Năm 2017-2018: chủ trì 02 đề tài cấp quốc gia và tham gia 01 đề tài (do Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội chủ trì) trong Chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc để nghiên cứu, trồng, chế biến và bào chế 4 thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ bệnh tiêu hóa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
- Cùng với công ty Cổ phần Thọ Xuân Đường và nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã bảo tồn và phát triển được một số vùng nguyên liệu khu vực phía Bắc.
Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y học tự nhiên và sản phẩm thiên nhiên bảo vệ sức khỏe, Viện đã ký Bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với một số đối tác Hàn Quốc, Ấn Độ, Thụy Sỹ trong năm 2016 để phát triển các phương pháp trị liệu không can thiệp, không xâm lấn trong lĩnh vực chăm sóc da, giảm béo và y học tự nhiên trong hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa và mạn tính.
Viện nghiên cứu phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam (GIR) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã được thành lập và được Bộ Khoa học và công nghệ cấp phép hoạt động số A-2020. Viện gồm những chuyên gia hàng đầu về sinh học cây trồng, y học cổ truyền dân tộc, về dược liệu, đặc biệt có kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu, sưu tập, bảo tồn, phát triển, bào chế và chiết xuất các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh nói riêng và y dược cổ truyền nói chung.
Viện GIR thành lập nhằm mục đích nghiên cứu phát triển Sâm Ngọc Linh theo hướng gia tăng hàm lượng khoa học, bảo tồn nguồn gien gốc, xây dựng bộ giống chuẩn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị và sản lượng của cây Sâm Ngọc Linh, tiến tới sản xuất chế biến và triển khai di thực hiệu quả, mở rộng vùng trồng và góp phần quan trọng xây dựng thương hiệu Sâm quốc gia, đáp ứng yêu cầu cấp chứng chỉ xuất xứ địa lý quốc tế cho cây Sâm Ngọc Linh. Viện xây dựng Dự án “Bảo tồn, phát triển và tôn vinh sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My tỉnh Quảng nam” đã được Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam nhất trí chủ trương.
Hiện nay, Viện GIR đã và đang tiến hành nghiên cứu các chế phẩm sinh học hữu cơ đặc thù để chữa bệnh và bổ sung dinh dưỡng cho sâm Ngọc Linh, đã sử dụng thử nghiệm cho kết quả tốt. Các hướng nghiên cứu của Viện về chọn lọc và thuần chủng giống bằng công nghệ ADN, kiểm soát sinh trưởng của sâm bằng liệu pháp ánh sáng, sử dụng nhà lưới công nghệ cao điều tiết khí hậu… đều là những nghiên cứu công phu, đòi hỏi thời gian và đầu tư kinh phí khá lớn. Trong khi đó, mục tiêu chính của Viện GIR là góp phần cùng tỉnh Quảng Nam bảo tồn, phát triển và tôn vinh cây sâm Ngọc Linh một cách bền vững, do đó các kết quả nghiên cứu của Viện sẽ được chuyển giao miễn phí cho cộng đồng trồng sâm Ngọc Linh trước hết là trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, sau đó đến cộng đồng trồng sâm cả nước.
Viện đã phối hợp cùng Trung tâm phát triển Sâm Ngọc Linh & dược liệu Quảng Nam trong việc thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống Sâm Ngọc Linh từ hạt ở quy mô công nghiệp phù hợp với điều kiện canh tác tại tỉnh Quảng Nam” và “Hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế, bảo quản Sâm Ngọc Linh trồng dưới tán rừng ở quy mô công nghiệp tại tỉnh Quảng Nam” do Bộ KHCN chủ quản.
Đầu năm 2019 dịch nấm cây sâm bùng nổ dẫn tới héo lá thối củ, Viện đã nhanh chóng hoàn thiện các chế phẩm sinh học hữu cơ hỗ trợ miễn phí 14 hộ dân tại Trà Cang khỏi dịch bệnh và khống chế không cho dịch bệnh lan tràn, tăng cường sự phát triển cây sâm tại đây. Viện cũng đã tư vấn hỗ trợ miễn phí những cụm dân cư các vùng khác các chuyên môn khoa học về cách sử lý đất và phát triển cây sâm ngọc Linh bền vững.
Giữ trọn chữ “tâm” và “tài” 4 thế kỷ qua, gia tộc họ Phùng luôn hết lòng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn khôi phục nền y học cổ truyền Việt Nam mà còn góp phần đưa Nam y Việt vươn tầm thế giới. Hơn 20 năm qua, Tiến sĩ – lương y Phùng Tuấn Giang vẫn miệt mài ngày đêm lặng lẽ say mê với nghề, không ngừng học hỏi, bảo tồn và phát huy giá trị tri thức bản địa về y học cổ truyền, mong muốn mang lại những giá trị bền vững không chỉ cho dòng họ, mà còn cho cả nền Nam y Việt.