Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Gói khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM gồm siêu âm bụng, đo điện tim, X-Quang, xét nghiệm máu, viêm gan B, nước tiểu, mỡ máu, đường máu.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM hoạt động theo hình thức liên kết Trường – Viện. Với 3 cơ sở cùng trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực, kết hợp cùng sự đa dạng của các chuyên khoa, đây là nơi được nhiều bệnh nhân tin tưởng tìm đến.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM ở đâu?

 
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM được thành lập từ năm 1994. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là nơi đã tiếp nhận, điều trị cho hơn 16 triệu lượt bệnh nhân, nhận được sự tín nhiệm to lớn. Tại đây, các giáo sư, bác sĩ đầu ngành luôn quan tâm đến việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học hiện đại vào quá trình khám chữa bệnh để thu được kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM gồm có các khoa: Khoa Cấp cứu, Khoa Dưỡng sinh, Khoa Khám bệnh, Khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Nội tổng hợp, Khoa Phẫu thuật Tai Mũi Họng, Khoa Răng Hàm Mặt, Khoa Phụ sản, Khoa Vật lý trị liệu, Khoa Y học hạt nhân, Khoa Châm Cứu, Khoa Hồi sức, Khoa Mắt, Khoa Ngoại tiêu hóa - Gan Mật, Khoa Nội tim mạch, Khoa Phẫu thuật, Khoa Thần kinh, Khoa Y học cổ truyền, Khoa Siêu âm, Khoa Xét nghiệm, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Nội soi, Khoa giải phẫu bệnh, Khoa Vi sinh, Khoa Dược...
 
Tuy nhiên, do cơ sở thăm khám khá rộng lớn nên nhiều người cảm thấy bối rối khi đến đây lần đầu. Bệnh viện có 3 cơ sở ở vị trí thuận tiện cho giao thông và di chuyển:
 
Cơ sở 1: ở 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM.
Cơ sở 2: ở 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM.
Cơ sở 3: ở 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM.
 
Nơi đăng ký khám bệnh, lấy số thứ tự tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Nơi đăng ký khám bệnh, lấy số thứ tự tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM.
 

Lịch khám bệnh


Bệnh viện Y Dược TP.HCM làm việc vào sáng thứ Bảy, nghỉ buổi chiều thứ Bảy và Chủ nhật. Người bệnh hoàn toàn có thể chủ động sắp xếp công việc để đến thăm khám vào các khung giờ sau:
 
Thời gian phát số khám bệnh từ thứ Hai đến thứ Sáu: 3h – 16h30, thứ Bảy: 3h – 11h30
Thời gian khám bệnh từ thứ Hai đến thứ Sáu: 6h30 – 16h30, thứ Bảy: 6h30 – 11h30
 
Bạn cũng nên chú ý thời gian các khoa bắt đầu làm việc từ 5 giờ sáng:
Xét nghiệm ở khu B, C.
Tiếp nhận phiếu đăng ký khám bệnh khu A và C.
Khu thu ngân B và C.
Bác sĩ tư vấn ở khu B, C.
 
Các khoa còn lại bắt đầu làm việc từ 6 giờ 30 sáng.
 
Tổng đài chăm sóc khách hàng (trong giờ hành chính): 1900 7178
 
Điện thoại: (84.8)3855 4269
 
 

Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

 

Quy trình khám bệnh cho đối tượng có BHYT

 
Quy trình khám bệnh cho đối tượng có BHYT
 

Quy trình khám bệnh đối tượng không có BHYT

 
Quy trình khám bệnh cho đối tượng có BHYT  Quy trình khám bệnh đối tượng không có BHYT

 

Chi phí khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

 

Giá khám sơ bộ khoảng 100.000 đồng. Tùy tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các kiểm tra, xét nghiệm khác. Bạn có thể tham khảo mức phí như dưới đây:
 
Chi phí thăm khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
 
Chi phí khám tổng quát cho đối tượng từ 30 đến 50 tuổi
 
 
 Chi phí khám tổng quát cho đối tượng từ 50 tuổi trở lên

Quy định bảo hiểm y tế

 

Kể từ ngày 01/01/2015, thực hiện luật Bảo hiểm y tế sửa đổi – bổ sung, để được hưởng BHYT tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM , người bệnh cần có đầy đủ các loại giấy tờ:
 
Khám bệnh ngoại trú:
 
Thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng.
Giấy tờ tùy thân dán ảnh có đóng mộc giáp lai: CMND, bằng lái xe… Trẻ nhỏ < 06 tháng tuổi cần có giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
Giấy chuyển viện đúng quy định.
 
Điều trị nội trú:
 
Trái tuyến: Người bệnh được hưởng 40% khung giá BHYT theo mức quyền lợi được hưởng tùy đối tượng. Người bệnh cần các giấy tờ sau:
 
Thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng.
Giấy tờ tùy thân dán ảnh có đóng mộc giáp lai: CMND, bằng lái xe… Trẻ nhỏ < 06 tháng tuổi cần có giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
Đúng tuyến: Người bệnh được hưởng 80%, 95% hoặc 100% khung giá BHYT tùy theo mức hưởng đối tượng được ghi trên thẻ. Người bệnh cần các giấy tờ sau:
Thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng.
Giấy tờ tùy thân dán ảnh có đóng mộc giáp lai: CMND, bằng lái xe… Trẻ nhỏ < 06 tháng tuổi cần có giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
Giấy chuyển viện đúng quy định.
 
Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế:
 
Chi phí trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước chi trả.
Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
Khám sức khỏe.
Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt đối với đối tượng tham giam thẻ BHYT trên 6 tuổi.
Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện.
Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
 

Lưu ý khi thăm khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

 
Mỗi phòng xét nghiệm, bệnh nhân phải cầm biên lai đứng xếp hàng trước mỗi phòng để nộp biên lai và được nhận một số thứ tự. Thời gian trả kết quả như sau: Xét nghiệm sinh học, sinh hóa (Ure máu, Creatinin máu, đường máu, Cholesterol toàn phần…) khẩn là 45 phút, thường quy là 60 phút; Xét nghiệm miễn dịch (phản ứng ngưng kết (ASLO, yếu tố thấp (RF), CRP, giang mai, Widal) cho đến kỹ thuật ELISA trên máy tự động trong chẩn đoán các bệnh nhiễm virút) khẩn là 60 phút, thường quy là 120 phút.
 
Điều lưu ý là khi bệnh nhân đã đăng ký khám bệnh nhưng có lý do không thể thực hiện cũng sẽ được hoàn lại tiền.
 
 
Như Quỳnh (t/h)