Cây lá dong ta không chỉ được dùng để gói bánh chưng, bánh tét. Đây còn là một vị thuốc giải độc bia rượu, thanh nhiệt, giải độc giúp chống say rượu cực hay.
Cây lá dong còn gọi là dong gói bánh, dong rừng hay dong lá, là loại cây mọc ở thung lũng ẩm ướt có bóng râm che phủ như trong rừng dọc theo suối có độ cao từ 0 đến 1.500m so với mực nước biển. Cây lá dong là một trong những loài cây rất thân quen với người dân Việt Nam, lá của cây này được người dân nhất là miền Bắc dùng để gói bánh trưng, bánh tét. Ngoài ra các bộ phận khác của cây ít được sử dụng. Ít ai biết rằng cây lá dong ta không chỉ dùng lá gói bánh. Đây còn là một vị thuốc rất hay.
Cây dong ta thường mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, trung du có rất nhiều cây này mọc hoang. Ngoài ra người dân cũng trồng khá nhiều cây này trên các sườn đồi để cuối năm lấy lá cung cấp cho người dân khắp nơi gói bánh trưng cho tết Nguyên đán. Lá dong thuộc loại cây thảo cao khoảng 1m, thân rễ hình củ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, dài 30 - 50cm, rộng 10 - 20cm, gốc nhọn, đầu có mỏ ngắn, hai mặt nhẵn; cuống lá dài, nhẵn; bẹ lá nhẵn hay có lông ít hay nhiều ở gốc.

Cụm hoa không cuống, bao gồm 4 hay 5 hoặc nhiều hơn các bông con, hình cầu, đường kính 3-8 cm; các lá bắc nhiều, thuôn dài, 2-2,5 cm, đỉnh với mũi nhọn thon dần và cứng dạng gai. Hoa 2 trên mỗi lá bắc, màu trắng hay trắng ngả sang vàng. Các lá đài thẳng, khoảng 5 mm. Ống tràng hoa khoảng 8 mm; thùy lá hình elip, kích thước khoảng 5 x 2 mm. Các nhụy lép bên ngoài hình trứng ngược, khoảng 5 mm. Bầu nhụy nhẵn nhụi hoặc có lông măng ở đỉnh. Quả thuôn dài, khoảng 1,2 cm; vỏ quả mỏng. Hạt 1, hình dạng elip, khoảng 1 cm; áo hạt màu đỏ. Ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 8, nhưng có thể sớm hơn từ tháng 2, kết quả từ tháng 8 tới tháng 11.
Đông y cho rằng lá dong có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết, lợi niệu. Vì vậy mà người ta đã sử dụng rễ và lá để làm thuốc. Rễ dùng chữa sưng gan; lỵ; tiểu tiện đỏ đau. Lá dùng chữa xoang miệng bị lở loét;
suy nhược. Dân gian dùng lá giã ra lấy nước uống trị say rượu. Vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương quyết, lợi tiểu, làm se.
Tại Trung Quốc, ở Vân Nam người ta dùng toàn cây chữa gan phù to, lỵ, đi đái đỏ đau, cảm mạo phát sốt, thổ huyết, ói ra máu, băng huyết, loét xoang miệng, mất tiếng, say rượu.
Công dụng của lá và phần thân (gốc) cây dong có thể dùng làm thuốc
giải rượu rất tuyệt vời, nhưng tuyệt vời hơn, nếu người bị bệnh suyễn lấy phần thân (phần thân chính của cây lá dong là phần gốc của cây dong, không lấy phần trên mặt đất là thân giả), thái lát mỏng rồi sao vàng hạ thổ, sau đó sắc uống vài lần để chữa suyễn.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây lá dong
Bài thuốc chữa ngộ độc: Đọt lá dong non 50g. Thực hiện: Đem dược liệu rửa sạch, để ráo rồi đem giã nát và thêm nước vào, gạn uống. Thực hiện 2 – 3 lần giúp giải độc hiệu quả.
Bài thuốc giúp giã rượu, chữa ngộ độc rượu và say rượu: Lá dong 100 – 200g. Thực hiện: Đem ngâm rửa với nước muối, sau đó giã nát và vắt lấy nước uống.
Bài thuốc trị rắn cắn: Dùng lá dong non, thực hiện: Nhai nuốt nước rồi lấy bã đắp lên vết cắn. Ngay sau khi sơ cứu nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Bài thuốc chữa vết thương chảy máu: Lá dong 100g. Thực hiện: Đem rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương rồi dùng băng cố định lại.
Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa và đi ngoài nhiều lần: Lá dong khô. Thực hiện: Đem đốt tồn tính, mỗi lần dùng 20g uống với nước sôi để nguội. Ngày thực hiện từ 2 – 3 lần.
Bài thuốc chữa hen suyễn: Phần thân chính của cây (là phân gốc của cây). Thực hiện: Thái thành lát mỏng, sau đó sao vàng hạ thổ và sắc uống vài lần thì cơn hen sẽ dứt.
Lưu ý khi sử dụng lá dong
Cây lá dong có hình dạng gần giống với cây dong ta (loại cây này có củ phát triển và được sử dụng để làm miến). Lá dong không đơn thuần được sử dụng để gói bánh và tạo màu cho món ăn mà còn có nhiều công dụng hữu ích đối với
sức khỏe. Tuy nhiên phần lớn bài thuốc từ dược liệu này chỉ được lưu truyền trong dân gian nên tác dụng và mức độ cải thiện lâm sàng vẫn chưa được xác định. Vì vậy để tránh tình trạng thực hiện các bài thuốc không có hiệu quả, bạn nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng.
Xem thêm: Kỳ diệu công dụng chữa bệnh của các loại hoa trong vườn nhà
Nguyễn Dung (t/h)