Lá khôi và bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày cực hiệu quả

Trong Đông y, lá khôi là một vị thuốc quý có hiệu quả đặc biệt trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài ra còn giúp làm se vết loét, làm lành dạ dày và tá tràng nhanh chóng.
Tên khoa học của cây khôi tía là Ardisia silvestris. Trong dân gian cây khôi tía còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như cây khôi nhung, cây lá khôi, đơn tướng quân, cây độc lực,… Cây mọc chủ yếu ở những vùng núi. Đây là một loài cây ưa bóng, thường mọc ở sâu trong các rừng rậm. Ở Việt Nam, loại cây này thường mọc ở các tỉnh miền núi nhiều rừng rậm như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Cao Bằng...
 
Đặc điểm của cây khôi tía: Cây khôi tía là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, có chiều cao trung bình  từ 1-1,5m, thường mọc thành từng bụi. Thân cây nhẵn và ít phân nhánh, dọc thân cây có nhiều vết sẹo màu xám do khi lá rụng để lại. Hoa của cây mọc thành từng cụm, quả có hình cầu, khi chín có màu đỏ. Thành phần chính của lá khôi tía là glucosid và tannin. Hai chất này có tác dụng giống như một chất kháng sinh tự nhiên giúp làm lành các tổn thương của bệnh viêm - đau dạ dày.

Lá khôi chữa dạ dày và đại tràng hiệu quả

 

Công dụng của lá khôi tía với dạ dày

 
Hiện nay, tỉ lệ người mắc các bệnh về đường tiêu hóa mà đặc biệt là các bệnh về dạ dày ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do axit trong dạ dày bị dư thừa, từ đó gây nên những tổn thương đối với niêm mạc dạ dày. Để điều trị chứng viêm – đau dạ dày một cách triệt để nhất thì cần phải giúp dạ dày giảm tiết dịch vị và giảm sự tác động lên niêm mạc dạ dày.
 
Lá khôi chữa dạ dày và đại tràng hiệu quả

Bộ phận của cây khôi tía được sử dụng để chữa viêm, đau dạ dày là lá. Lá khôi tía chủ yếu tập trung ở ngọn, các lá thường mọc so le nhau, dài khoảng hơn 1 gang tay. Quanh mép lá khôi tía có nhiều răng cưa. Hai bên bề mặt của lá có một lớp lông mịn. Thành phần chính của lá khôi tía là glucosid và tannin. Hai chất này có tác dụng giống như một chất kháng sinh tự nhiên giúp làm lành các tổn thương, những vết viêm loét và đặc biệt là khả năng làm giảm sự gia tăng dịch vị axit trong dạ dày. Nhờ những tính năng vượt trội này mà từ lâu lá khôi tía được sử dụng rộng rãi trong điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
 

Bài thuốc chữa viêm, đau dạ dày bằng lá khôi tía

 
Hiện nay, trong dân gian có khá nhiều cách ứng dụng lá khôi tía để điều trị các vấn đề viêm - đau dạ dày. Mỗi nơi, mỗi địa phương sẽ có những cách riêng để thực hiện và vận dụng bài thuốc phù hợp. Tuy nhiên tựu chung lại thường có hai phương thuốc chính đó là sử dụng riêng lẻ lá khôi tía hoặc dùng kết hợp với một số vị thuốc khác như ô tặc cốt, cam thảo, bồ công anh, khổ sâm,… Người bệnh sử dụng những nguyên liệu từ các bài thuốc để sắc uống hàng ngày.
 
Sử dụng những bài thuốc này, người bệnh cần kiên trì uống mỗi ngày 1-2 cốc nước sắc lá khôi tía thì sẽ nhanh chóng cảm nhận được tác dụng mà loại lá cây này mang đến. Các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày như ợ nóng, ợ chua, đau tức vùng thượng vị,… sẽ dần dần biến mất. Chuẩn bị: Lá khôi tía (30g), lá bồ công anh (20g), lá Khổ sâm (10g). Các vị thuốc đem rửa sạch, đun với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút cho thuốc ngấm. Uống nước thuốc trước bữa ăn khoảng 15 đến 20 phút, hiệu quả nhất là uống vào buổi sáng khi còn đói. Uống liên tục 10 ngày sau đó nghỉ 3 ngày, duy trì xoay vòng cách trên cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.
 
Việc sử dụng lá khôi tía để chữa các bệnh lý về dạ dày, đường tiêu hóa là một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm, không gây nên những tác dụng phụ như đối với các loại thuốc Tây y. Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cũng cần phải kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách phù hợp để có thể nhanh chóng điều trị dứt điểm được tình trạng bệnh.
 

Một số bài thuốc khác 

 

Lá khôi chữa dạ dày và đại tràng hiệu quả

 

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua
 
Lá khôi 10g, Chút chít 10g, Bồ công anh 12g, Nhân trần 12g, Lá khổ sâm 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.
 
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua
 
Lá khôi 20g, Khổ sâm 16g, Hậu phác 8g, Cam thảo nam 16g, Bồ công anh 20g, Hương phụ 8g, Uất kim 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang. 
 
Chữa đau dạ dày hay đau vùng thượng vị, đói no cũng đau, hay ợ hơi, ợ chua
 
Lá khôi 25g, Mẫu lệ 20g, Ô tặc cốt 15g, Thảo quyết minh 20g. Đem tất cả các vị thuốc này sao vàng hạ thổ, tán bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
 
Đặc biệt, lá khôi tía kết hợp với các dược liệu khác như nghệ vàng, ô tắc cốt…có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng cấp và mạn tính, giúp giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thường vị. Ngoài ra, sự kết hợp này còn giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày – tá tràng.Bên cạnh đó, người bệnh cần đảm bảo nguyên tắc chung trong ăn uống là ăn nhiều bữa, nhai kỹ các loại thức ăn, ăn các món ăn giàu dinh dướng, dễ tiêu hóa như cơm nếp, sữa ít béo, các loại rau có màu xanh đậm…, uống nhiều nước và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…